Theo các chuyên gia, việc F0 test nhanh một vạch nhưng khi làm PCR lại cho kết quả dương là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) lưu ý các xét nghiệm kháng nguyên có thể kém nhạy với biến chủng Omicron. Một tuần sau, nghiên cứu sơ bộ khác phát hiện test nhanh không phát hiện được virus vào ngày 0 và ngày đầu tiên sau khi lây nhiễm ở 30 người tại New York, San Francisco, Mỹ. Trong đó, xét nghiệm PCR của 28 trường hợp có nồng độ (tải lượng) virus đủ cao để lây truyền cho người khác.
Một nghiên cứu khác từ nhóm chuyên gia California khi xem xét 731 mẫu bệnh phẩm nhận thấy 10% trường hợp dương tính không thể phát hiện được bằng test nhanh.
Các chuyên gia cho rằng Omicron khiến các xét nghiệm Covid-19 kém nhạy hơn, song vẫn hiệu quả để phát hiện người đã nhiễm virus.
Ngoài ra, vấn đề thứ hai chúng ta cần lưu ý khi kết quả test nhanh, PCR khác nhau đó là thuật ngữ "bị nhiễm" và "truyền nhiễm". "Bị nhiễm" là khi cơ thể người nào đó có virus trong người. "Truyền nhiễm" có nghĩa F0 đang thải virus ra ngoài với lượng đủ để lây cho người khác. Quá trình truyền nhiễm chỉ mang tính thời điểm, đi theo đồ thị hình sin và nguy cơ cao nhất khi tải lượng virus đạt đỉnh.
Tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm xuống theo 3 giai đoạn phát triển của Covid-19. Trong đó, tải lượng virus sẽ đạt đỉnh vào ngày thứ 5 sau khi F0 có triệu chứng hoặc tiếp xúc nguồn lây nhiễm.
Độ nhạy cao giúp xét nghiệm PCR phát hiện tốt người mắc Covid-19. Song, kết quả có thể vẫn còn dương tính ngay cả sau khi người bệnh không thể lây nhiễm. Lúc này, các mảnh virus vẫn có thể tồn tại trong cổ họng vài tuần sau khi nhiễm bệnh.
CNN dẫn lời bác sĩ Leana Wen, chuyên gia tại Đại học George Washington, Mỹ, ngay cả sau 3-4 tuần hồi phục, các mảnh nhỏ của virus vẫn còn sót lại và kết quả PCR vẫn cho ra là dương tính.
Trong khi đó, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus và cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm.
Vì vậy, khi xét nghiệm PCR, các quy định hiện nay mới tính đến chỉ số Ct - chu kỳ tìm virus.
Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia Anh được công bố tháng 12/2021 cho thấy sau 5 ngày mắc Covid-19, 31% F0 còn khả năng lây nhiễm. Vào ngày thứ 8, con số này giảm xuống còn 11% và tiếp tục giảm trong vài ngày tiếp theo.
Vậy test nhanh âm rồi mà PCR lại dương thì có phải cách ly không hay đã tái hòa nhập được rồi?
Liên quan tới vấn đề này, BS. Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) thông tin: Test nhanh có độ nhạy kém hơn PCR nên không thể phát hiện được nếu tải lượng cô vít trong mũi họng của F0 còn quá ít. Song, PCR thì làm được điều đó. Thế nên mới test nhanh âm thì vẫn phải tiếp tục cách ly thêm thời gian nữa. Thời có thể lên tới 10-15 ngày.
Tác giả: Thạch Thảo
-
F0 ở nhà nên làm gì để đào thải virus ra khỏi người nhanh hơn: BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn
-
Không phải xông hơi: Đây mới là điều quan trọng nhất giúp trẻ F0 thải nhanh virus, khỏe mạnh, ngừa di chứng
-
Vì sao nhiều F0 tái nhiễm khi vừa khỏi, thậm chí 3 lần trong nửa năm: Chuyên gia chỉ ra 2 khả năng
-
5 loại nước bình dân giúp lọc sạch phổi giảm ho, đào thải virus nhanh, F0 càng uống càng nhanh khỏi bệnh
-
Bác sĩ hướng dẫn tư thế ngủ tốt nhất cho F0, làm giảm triệu chứng khó chịu, nhanh hồi phục