Nước dừa thơm ngon bổ dưỡng nhưng không phải uống lúc nào cũng tốt. Theo giới chuyên gia, có những thời điểm cần tránh uống nước dừa vì sẽ tác động xấu đến toàn bộ cơ thể.
Thời điểm có hại không được uống nước dừa
1. Trước khi đi ngủ
Theo stylecraze, buổi tối là một trong những thời điểm cần tránh uống nước dừa. Đây là lúc cơ thể bạn mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi trong khi đó nước dừa có đặc tính lợi tiểu, có thể khiến bạn phải rời khỏi giường đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, gây gián đoạn giấc ngủ.
Ngoài ra, uống nước dừa lạnh vào buổi tối có thể khiến bạn bị cảm lạnh, gân cốt rã rời, đuối sức.
2. Huyết áp đang thấp
Khi huyết áp đang xuống thấp, bạn đừng dại uống một ngụm nước dừa vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Nếu là bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp thì bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi uống.
3. Mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
Y học Trung Quốc cho rằng, tử cung của phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai.
Trong khi đó, quả dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ nên sẽ gây hại cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu, thậm chí gây sảy thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4. Khi đang bị cảm lạnh, hen suyễn
Bệnh nhân đang bị cảm lạnh, hen suyễn kèm các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi… thì hạn chế uống nước dừa vì tính làm mát, giải nhiệt của dừa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Thời gian tốt nhất để uống nước dừa
Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào buổi sáng khi bụng đói. Nước dừa có chứa axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và giúp giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống nước dừa trong thời điểm này sẽ chống mất nước, táo bón, giảm ốm nghén và ợ nóng thai kỳ.
Dù nước dừa rất bổ dưỡng nhưng 6 nhóm người dưới đây không nên uống:
- Người có thể tạng thuộc âm: Những người có thể trạng thuộc âm sẽ có dấu hiệu tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, bắp thịt mềm nhão, chậm chạp… thì không nên uống nước dừa.
- Người bị thận yếu: Những người hay tiểu đêm, thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa vì dễ lợi tiểu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm chất lượng giấc ngủ.
- Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn: Đang có cảm giác ớn lạnh, dễ đau đầu kèm theo nghẹt mũi và các triệu chứng khác của cảm lạnh thì không nên uống nước dừa vì dừa có tính mát, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
- Người đang bị đau bụng kinh: Những người này không nên uống nước dừa vì trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại về giác mát lạnh, không phù hợp để uống trong thời điểm này.
- 3 tháng đầu thai kỳ: Theo y học Trung Quốc, tử cung của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai. Do đó cần tránh dùng nước dừa kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh: Dừa xiêm tính âm, có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
F0 mỏi mệt rã rời, đau nhức 'nhừ tử' cả người khi nhiễm bệnh có phải rất nặng không: Bs Khanh giải thích
-
H'Hen Niê lên tiếng sau khi gây tranh cãi vì đưa ra tiêu chí chấm thi hoa hậu "dài như sớ"
-
F0 giảm, Hà Nội có chỉ đạo mới về việc cho học sinh đến trường học trực tiếp
-
Con gái Đông Nhi trổ tài làm quen bắt chuyện 'buôn dưa lê' cùng bạn mới
-
Dựa vào hình dáng khuôn mặt “đọc vị” tính cách của một người: Ai sắc sảo, ai nhạy cảm nhìn ra ngay