Gan lợn và các loại gan động vật nói chung là thực phẩm giàu vitamin A và hàm lượng đồng và sắt rất cao (mỗi 100 g gan lợn có chứa 2,5 mg đồng và 25 mg sắt). Trong khi đó, rau quả củ như giá đỗ, rau cần lại chứa nhiều vitamin C. Khi xào chung gan lợn với giá đỗ, rau cần, vitamin C gặp đồng và sắt sẽ bị oxy hóa, biến giá thành chất bã, gần như không còn dinh dưỡng.
Ngoài ra, các loại rau này còn chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic. Khi nấu chung với gan lợn sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn cũng không nấu cùng với bông cải xanh (súp lơ xanh). Bởi đây là loại rau nhiều chất xơ. Khi chất xơ kết hợp với các nguyên tốt vi lượng như đồng, sắt, kẽm có trong gan lợn sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng này của cơ thể.
Gan lợn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Gan là bộ phận giải độc cho cơ thể lợn do đó, nó sẽ tích tụ nhiều chất cặn bã trong đó có kim loại nặng, ký sinh trùng, vi khuẩn virus. Nếu chẳng may gặp phải con lợn bị bệnh, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, gan lợn chứa lượng choresterol cao, không thích hợp với những người bị bệnh tim, rối loạn chuyển hóa chất béo, sỏi thận, sỏi mật, béo phì...
Khi mua, nên chọn những miếng gan lợn có màu đỏ sẫm, bề mặt không có nốt sần, dùng tay ấn thử thấy độ đàn hồi tốt.
Khi chế biến gan lợn, cần nấu chín kỹ. Trước khi chế biến, có thể ngâm loại thực phẩm này trong nước muối khoảng 10-30 phút, để hạn chế các chất độc. Sau đó, rửa kỹ với nước sạch, bóp hết máu đọng và đun chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn, trứng ký sinh trùng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vịt om sấu chua chua, đậm đà cho ngày 2/9 khiến cả nhà thích mê
-
2 cách trồng hành lá tại nhà không cần đất, ăn tẹt ga không hết
-
Sử dụng gia vị kiểu này dễ gây bệnh rước họa vào thân, sai lầm mà 99% các bà nội trợ mắc phải
-
Những bộ phận độc nhất của con lợn chứa toàn vi khuẩn, số 1 nhiều người vẫn "thích mê"
-
Top 5 thực phẩm là “máy hút bụi” cho phổi, càng ăn phổi càng được lọc sạch mỗi ngày