Thấy đắng miệng khi uống nước
Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy đắng miệng khi cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật... Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sút cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Cảm thấy khó nuốt ngay cả khi uống nước
Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì khi uống nước hay nuốt thức ăn. Tuy nhiên, nếu uống nước hoặc nút thức ăn lỏng mà cảm thấy vướng ở cổ họng, thậm chỉ buồn nôn, nôn sau khi nuốt thì đó là triệu chứng của bệnh thực quản.
Tình trạng khó nuốt xảy ra do thực quản đang bị tổn thương khá nghiêm trọng và dần dần phát triển thành khối u nguy hiểm.
Đau bụng, bụng phình to bất thường sau khi uống nước
Sau khi uống nước, nếu thấy đau bụng hoặc bụng phình to bất thường thì hãy cảnh giác với bệnh gan. Khi gan bị xơ hóa hoặc có khối u, chức năng sẽ bị suy giảm và dẫn tới tình trạng trướng bụng khi uống nhiều nước.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột...
Uống đủ nước nhưng đi tiểu ít
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu 6-7 lần/ngày. Nếu chỉ đi tiểu 2-3 lần/ngày hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ liền thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống không đủ nước.
Bên cạnh đó, khi thận hoạt động không tốt, nước đi vào cơ thể sẽ không được bài tiết ra ngoài. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít dù vẫn uống nước thì hãy cảnh giác với bệnh thận.
Phù nề toàn thân sau khi uống nước
Với người khỏe mạnh, dù uống nhiều nước cũng không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, cơ thể rất dễ bị phù nề khi uống nhiều nước. Thận yếu không chỉ khiến khả năng đào thải chất độc bị suy giảm mà còn làm nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải và xuất hiện chứng phù nề toàn thân.
Uống nước nhưng vẫn khô miệng
Nếu gặp tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn bị khô miệng thì hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh khiến cơ thể khó kiểm soát mức đường trong máu. Khi đó, thận sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn để hạn chế lượng đường dư thừa và dẫn tới mất nước, tạo cảm giác khát nước liên tục.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người phụ nữ 40 tuổi chưa từng bị viêm nhiễm nhờ 5 việc: Đàn bà bên trong phải sạch sẽ rồi hãy phấn son
-
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, bác sĩ cảnh báo: Biến chứng, bệnh tật chớ nên xem thường
-
Mang cơm đi làm phạm phải 3 sai lầm này, bổ đâu không thấy gây suy hại gan thận
-
Rối loạn nội tiết khiến chị em dễ mắc bệnh, sớm lão hóa: Chị em vô tư sống với ‘hung thủ’ mà không biết
-
3 hiện tượng sau ngày "đèn đỏ" cảnh báo khối u ác tính ở cổ tử cung phát triển mạnh, coi chừng di căn