Biểu hiện của mất cân bằng nội tiết
Biểu hiện của thể và rõ ràng nhất của mất cân bằng nội tiết chính là ở làn da. Chị em có thể thấy trên da mặt xuất hiện nhiều đốm nâu, tàn nhang, mụn nhọt, sắc mặt u ám kém sức sống. Do nội tiết đang bị mất ổn định nên gây kích ứng lên da.
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng dễ bị mất cân bằng nội tiết. Triệu chứng cụ thể là tỳ khí khô nóng, tâm trạng dễ kích động và thay đổi, ra nhiều mồ hôi,… Khi hệ thống nội tiết bên trong có vấn đề cũng dễ khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. Một số bệnh chị em có thể mắc phải như thống kinh, kinh nguyệt không đều, lạc nội mạc tử cung.
Trong đó, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra vô sinh ở nữ giới. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến vú.
Một biểu hiện nữa của việc mất cân bằng nội tiết là tình trạng lông trên cơ thể nhiều bất thường.
Thủ phạm gây mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ
1. Cảm xúc không ổn định và tiêu cực
Cảm xúc có ảnh hưởng nhiều đến nội tiết của phụ nữ. Những áp lực từ gia đình, xã hội dễ khiến phụ nữ cảm thấy căng thẳng, thất vọng, tự ti, giận dữ, buồn bã,… Sự thay đổi liên tục của cảm xúc sẽ gây mất cân bằng nội tiết. Biểu hiện đầu tiên là “xuống sắc” rõ rệt, vẻ ngoài mất sức sống, sớm lão hóa. Tiếp đến là tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.
Khi gặp áp lực, chị em nên học cách giải tỏa tâm lý, có thể chơi với thú cưng, trồng cây, nghe nhạc hay làm bất cứ điều gì mình thích để ổn định cảm xúc.
2. Không đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Thường xuyên thức khuya, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, làm việc quá sức,… cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ. Chẳng những thế, ngủ không đủ giấc khiến chị em mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, sinh nhiều bệnh tật và giảm tuổi thọ. Biểu hiện dễ thấy nhất là thường xuyên cáu gắt.
Nếu khó ngủ thì trước khi ngủ khoảng 1 tiếng chị em hãy uống một ly sữa ấm hoặc ngâm chân với muối hột và gừng tươi pha nước nóng. Buổi tối chị em không nên ăn quá no, kiêng các món nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là không nên xem điện thoại trước khi ngủ.
3. Béo phì
Ăn uống thiếu khoa học, lựa chọn thực phẩm không đảm bảo có thể là nguyên nhân gây béo phì ở chị em. Thừa cân, béo phì lại chính là nguyên nhân khiến chức năng nội tiết không ổn định, làm tăng nguy cơ nhiều bệnh mãn tính khác như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, tim mạch,…
Để tránh bị béo phì, chị em có thể liệt kê thực phẩm có lợi cho bữa ăn hàng ngày và ghi chú vào sổ tay những món có thể gây dị ứng hay những món ăn nhiều sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Trong nhà chị em nên chuẩn bị sẵn 1 chiếc cân để kiểm soát tốt hơn cân nặng của mình.
4. Ngồi lâu, lười vận động
Ngồi lâu, lười vận động cũng là yếu tố gây mất cân bằng nội tiết. Không nhất thiết là chị em phải đến phòng tập, nhưng mỗi ngày cũng nên dành chút thời gian để thư giãn, vận động co duỗi tay chân, đi lại hít thở không khí trong lành.
Nếu được, chị em hãy vận động ngoài trời để cho cơ bắp dẻo dai, tăng sức đề kháng. Chị em nên chọn bài tập vừa với sức của mình, không nên cố thực hiện các bài tập khó để tránh bị tổn thương khi vận động.