Tác dụng khi ăn lá lốt
Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh.
Theo một lương y có tên Phạm Như Tá làm việc tại viện y học cổ truyền cho hay, lá lốt có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ẩm và có công dụng trị đau nhức xương khớp, chứng đổ mồ hôi…
Loại lá này vẫn được các bà nội trợ sử dụng để cuốn thịt làm chả. Món ăn được chế biến với lá lốt đặc biệt sẽ trở nên rất thơm nhờ các thành phần có trong nó.
Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Tổ đỉa ở bàn tay:
Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Mồ hôi tay chân:
Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
Đau nhức xương khớp:
Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư:
Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Chế biến món ăn
Trong lá lốt có tinh dầu, nên lúc đầu nếu không quen, thấy có mùi hơi khó chịu, nhưng khi nướng qua hoặc khi nấu vừa chín thì có mùi thơm dịu (nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi).Sau đây là một số món ăn từ lá lốt, có ích cho nguời bệnh viêm khớp:Canh lá lốtNguyên liệu
Lá lốt: 100g Tôm (hoặc thịt heo nạc): 100g Gừng tươi: 5g Rau húng quế (hoặc lá ngải cứu): 10g Muối, tiêu, bột ngọt đường, nước mắm.
Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, cắt nhỏ, ướp chút muối, tiêu, đường, nước mắm, để thấm. Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. (Gừng rửa sạch, giã dập. Rau húng quế nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào nồi lượng nước vừa đủ, nấu sôi, cho tôm vào, nước sôi lại thì cho lá lốt cùng gừng. Canh sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn, cho rau húng quế vào nồi canh, đảo đều. Tắt bếp. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.
Công dụng
Món canh lá lốt giúp cơ thể được ấm áp, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động. Rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.Thường thì một người có thể ăn từ 50 - 80g lá lốt mỗi ngày.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Những nguy hiểm ch.ết người từ đậu phụ mà ít ai ngờ tới
-
Ăn kiểu này sẽ gây ung thư cho cả nhà mà rất nhiều người Việt mắc
-
Cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà chỉ sau 1 ngày là khỏi hẳn
-
Bộ phận rau củ quả chứa độc tố gây nguy hiểm tính mạng ít ai ngờ
-
Sợ ung thư phổi thì bạn hãy ăn đều đặn những thực phẩm này