Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh Covid-19 có thể tiến triển với khả năng chuyển từ nhẹ hoặc trung bình sang bệnh nặng. Tình trạng này thường xảy ra khoảng 1 tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện lần đầu tiên. Lưu ý, tình trạng chuyển bệnh nặng có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian nêu trên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích sự tiến triển của các F0 và ghi nhận khung thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng thông thường đến khi xuất hiện tình trạng khó thở là khoảng 5-8 ngày. Ở những người bị bệnh nặng, thời gian từ khi xuất hiện các triệu chứng đến khi bệnh nhận nhập viện điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt là khoảng 9,5 đến 12 ngày.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ người bệnh Covid-19 ở Hà Nội) chia sẻ trên Zing, một số F0 hết triệu chứng, thậm chí âm tính sau 4-6 ngày nhưng đến ngày thứ 8-10 thì đột ngột chuyển nặng, dù không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 của người bệnh giảm chỉ có 60-70%, phải nhập viện cấp cứu và đã có những trường hợp không qua khỏi.
Giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19
Giới chuyên gia nhận định, với bệnh nhân Covid-19, tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất, đặc biệt là với những người béo phì, có bệnh nền, bệnh nan y (tiểu đường, suy gan thận...), người trên 50 tuổi. Nguyên nhân là do thời điểm này cơ thể người bệnh có những phản ứng nghiêm trọng nhất với virus SARS-CoV-2. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột ngay cả khi trước đó người bệnh có tình trạng khá ổn định.
- Giai đoạn đầu khi mắc Covid-19: Người bệnh bị ho, sốt, rát họng. Tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn nguy hiểm nhất vì lúc này phổi vẫn giãn nở bình thương, không có sự gia tăng khoảng chết, kháng cự đường thở.
- Tuần thứ 2 mới là giai đoạn nguy hiểm nhất: Vào ngày thứ 5-7, thậm chí đến ngày thứ 10, kể cả khi F0 đã có kết quả xét nghiệm âm tính thì bệnh tình cũng có thể đột ngột trở nặng. Bệnh diễn tiến nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp. Phần phổi lành sẽ phải bù cho các phần đã bị virus tấn công và bị tổn thương. Ở giai đoạn này, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng, diễn biến rất nhanh khi bệnh nhân xuất hiện khó thở (tình trạng này còn được gọi là "thiếu oxy thầm lặng" hoặc "happy hypoxia"). Tình trạng này được chẩn đoán khi người bệnh không cản thấy khó thở nhưng chỉ số oxy trong máu SpO2 giảm dưới 94%.
Theo thống kê, có tới 20% trường hợp F0 nhập viện không cảm thấy khó thở nhưng có biểu hiện bất thường trên CT và cần bổ sung oxy.
Bình thường, phần phổi lành có thể bù cho các phần phổi bị tổn thương. Với người hơi thiếu oxy đã khó thở thì khoảng bù trừ này còn lớn hơn. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân gặp tình trạng thiếu oxy thầm lặng thì khoảng bù rất nhỏ. Vì vậy, bệnh diễn tiến nặng nhanh chóng ngay khi xuất hiện khó thở. Thiếu oxy ở người bệnh mắc Covid-19 phản ánh sự tổn thương phổi đã vượt mức bù trừ của cơ thể. Đây là lúc bệnh nhân cần được sử dụng các biện pháp hồi sức.
Dấu hiệu F0 thiếu oxy cần được cấp cứu
- Khó thở, nhịp thở tăng, SpO2 dưới 95%.
- Mạch nhanh 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
- Đau tức ngực thường xuyên.
- Thay đổi ý thức.
- Môi, đầu móng tay, móng chân tím tái hoặc da xanh.
- Không thể uống, bú (với trẻ nhỏ), nôn.
- Sốt cao, đỏ mắt, môi, xuất huyết có thể gặp ở trẻ em.
- Cảm thấy lo lắng, bất ổn thường xuyên.
Các chuyên gia nhấn mạnh, một số F0 có SpO2 thấp nhưng không có bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy, khi điều trị tại nhà F0 nên chủ động đo SpO2 từ 1-2 lần theo hướng dẫn để phát hiện nguy cơ thiếu oxy.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhiều F0 khỏi bệnh bị hụt hơi, khó thở: BS chỉ 3 điều cần làm để dự phòng di chứng
-
Đêm nào cũng thức giấc vào khung giờ này chứng tỏ phổi đang suy kiệt, theo dõi kỹ để tránh biến chứng
-
4% trẻ F0 có thể trở nặng: 9 nhóm trẻ nguy cơ cao và thời điểm dễ găp biến chứng, cha mẹ chú ý
-
F0 ho nhiều, dai dẳng có thể do chữa sai cách mà không biết: BS hướng dẫn cụ thể cách điều trị tại nhà
-
F0 uống nước cam rất tốt nhưng có 1 cách dùng có thể khiến bệnh nặng hơn: BS dinh dưỡng chỉ cách dùng đúng