Giữa đợt nCoV ghê gớm, BS nói 'chốt chặn cuối cùng' ngăn virus vào người, ai không biết là thiệt

( PHUNUTODAY ) - Tình hình dịch nCOV đang diễn biến cực kỳ phức tạp. Bên cạnh việc tuân thủ 5k cùng chỉ thị của Chính phủ thì mỗi người đều nên biết những biện pháp để tự bảo vệ mình.

Số ca mắc mới liên tục tăng cao mỗi ngày

Những ngày này, làn sóng Covid-19 thứ 4 đang càn quét khắp 3 miền Việt Nam. Đặc biệt là ở TPHCM. Số ca nhiễm mới tăng rất nhanh, 70% 80% F0 không có triệu chứng, nhưng khi chuyển nặng thì rất nhanh, gây tác động tiêu cực tới quá trình điều trị.

Các bệnh viện quá tải, y bác sĩ tuyến đầu chống dịch ăn không dám ăn, ngủ không dám ngủ. Nói chung tình hình rất căng thẳng.

Theo TS. Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy) đánh giá: Đây là đợt dịch bùng phát nguy hiểm, nghiêm trọng và diễn biến phức tạp nhất. Ông cho rằng những đợt dịch trước đó thì các nước xung quanh Việt Nam hầu như đều yên ổn. Dịch chỉ bùng phát ở Mỹ, châu Âu là nhiều. Thế nhưng lần này thì không chỉ Việt Nam mà các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, châu Á cũng đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch.

Hơn nữa, trong làn sóng dịch lần này, do đặc điểm của biến chủng nCoV, số lượng bệnh nhân đang tăng nhanh, độc lực mạnh khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Rất nhiều ca bệnh từ F1 trở thành F0. Đã thế, biến chủng này còn có thời gian ủ bệnh kéo dài nên chúng ta rất khó có thể phân biệt người khỏe mạnh với người mang virus. Bằng chứng là có những người phải xét nghiệm 3, 4 lần mới phát hiện ra.

Tuy nhiên, dù biến chủng nhưng virus nCoV vẫn chủ yếu lây nhiễm qua 2 con đường là hít phải giọt bắn và chạm vào bề mặt chứa virus. Do đó, BS. Hùng nhận định: Virus khi xâm nhập vào sẽ tới hầu họng và đến tế bào rồi mới sinh sôi và gây bệnh. Vì thế, để bảo vệ bản thân thì chúng ta cần đeo khẩu trang và rửa tay.

Ngoài ra, chúng ta còn cần thực hiện biện pháp súc họng. Đây được đánh giá là ‘chốt chặn’ trong phòng chống nCoV

Theo BS. Hùng: Khi đi vào vùng hầu họng, virus SASR-CoV-2 sẽ gây bệnh viêm đường hô hấp cấp rồi tới niêm mạc và nhân số lượng lên. Khi nó đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn cấu trúc thì sẽ phá vỡ tế bào và tràn ra ngoài. Mỗi con virus sẽ lại tìm cách chui vào một tế bào mới và tiếp tục sinh sôi.

Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, người mang virus hầu như không có triệu chứng nên người khác không nhận biết được. Tuy nhiên, họ vẫn mang mầm bệnh nên hoàn toàn có thể ‘âm thầm lặng lẽ’ lây bệnh cho người khác.

Để phòng tránh, chúng ta cần ngăn chặn virus xâm nhập vào vùng hầu họng. Ngoài các biện pháp của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, giãn cách 2m, rửa tay thường xuyên… BS Hùng khuyến cáo người dân có thể dùng cách súc họng với dung dịch sát khuẩn. Việc này nhằm hạn chế sự xâm nhập của virus vào hầu họng.

Tuy nhiên, mỗi loại virus có một khả năng khác nhau, có loại tác dụng chỉ kéo dài trong 1 – 2 tiếng nhưng có những loại thì tác dụng có thể dài hơn 4 tiếng. Vì thế, khi súc họng mọi người cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

+ Súc họng chứ không súc miệng nên bạn cần cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất có thể ở vùng cổ họng.

+ Mỗi lần súc bạn chỉ cần 5ml là đủ, càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu

+ Khi súc họng, mỗi lần cần khoảng 2 phút với 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần 15s. Sau khi súc xong, bạn nhổ nước ra và để nguyên, không dùng nước lọc súc lại.

+ Nên súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay sau khi về nhà hoặc sau khi tiếp xúc gần với người khác.

+ Với người trong vùng dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của dung dịch súc họng

Cuối cùng, BS Hùng nhấn mạnh: Không ai được chủ quan nghĩ nút chặn sau cùng này có thể thay thế các biện pháp khác được. Hiệu quả phòng dịch là sự phối hợp đồng bộ tất cả các biện pháp.

Tác giả: Thạch Thảo