Bụng căng cứng khi mang thai
Không cần chờ đến giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu đã bắt đầu bị căng cứng bụng từ những tuần đầu của tam cá nguyệt thứ 2. Hiện tượng này khá phổ biến và hoàn toàn không đáng lo như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, theo chuyên gia, bà bầu bị căng cứng bụng cũng có thể xem là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt. Nguyên nhân là do khung xương thai nhi ngày càng phát triển, mỗi lần bé hoạt động đều có thể làm bụng của mẹ căng cứng. Đặc biệt, những mẹ có thân hình “mảnh mai” sẽ có cảm giác bụng căng cứng sớm hơn so với những mẹ hơi thừa cân.
Bụng căng cứng trong những tuần cuối thai kỳ cũng có thể do táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp với sự phát triển của thai nhi là nguyên nhân chính gây táo bón khi mang thai. Càng về giai đoạn cuối, thai nhi càng phát triển tăng áp lực lên tử cung, tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp hạn chế bớt những khó chịu do táo bón mang lại.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý những trường hợp bụng căng cứng do tác động bên ngoài như xoa bụng quá nhiều, massage bầu ngực, đầu ti. Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên xoa bụng hay massage ngực trong những tuần nhạy cảm, bởi có thể tạo nên những cơn co thắt chuyển dạ.
Bà bầu bị gò cứng bụng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng. Nếu bạn nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau lưng chảy máu âm đạo thì đừng lo lắng quá nhé! Hầu hết các bà mẹ mang thai đều có triệu chứng đa thường trong thai kì nhưng sẽ nhẹ hơn khi em bé chào đời. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến thai phụ bị cứng bụng
Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
Xương thai nhi phát triển: Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
Hiện tượng táo bón: Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.
Cảm xúc của mẹ: Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang
-
Cách trả lời hoàn hảo các câu hỏi hóc búa của trẻ, bố mẹ hãy thử áp dụng
-
Những đồ mẹ nên chuẩn bị để chào đón thiên thần nhỏ ra đời
-
7 mẹo hay ho giúp bạn vượt qua những tình huống oái ăm nhất
-
Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm,cha mẹ cần phải biết
-
Mang thai tháng cuối gò căng cứng bụng bầu có sao không?