Khoai tây là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chúng được dùng để chế nhiều món ăn ngon. Nhưng theo thói quen xa xưa chúng ta đều gọt vỏ khi nấu, trừ khi luộc nướng khoai tây. Mới đây các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng vỏ khoai tây vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Tại sao lâu nay chúng ta gọt vỏ khoai?
Theo kinh nghiệm dân gian khi chế biến khoai tây thường rửa, gọt vỏ rồi ngâm với nước trước khi vớt ra nấu. Hành động bỏ vỏ khoai tây là một thói quen giống như bỏ vỏ các loại khác. Khoai tây trồng trực tiếp trong đất nên vỏ khoai gây cảm giác bị bẩn, tiếp xúc với phân, đất. Hơn nữa vỏ khoai tây màu sắc không đẹp.
Một phần khi ăn vỏ khoai tây thấy chúng ngái hơn ăn ruột khoai, nhất là khi củ khoai có màu xanh. Đó là vì trong khoai tây xuất hiện chất là alkaloid có thể gây triệu chứng ngộ độc.
Vỏ khoai tây rất tốt
Vỏ khoai tây rất giàu vitamin khoáng chất và chất xơ. Chúng chiếm phần lớn chất xơ trong củ khoai tây. Hơn nữa vỏ khoai tây rất giàu sắt so với phần ruột khoai nên hỗ trợ tình trạng thiếu máu. Vỏ khoai tây cũng giàu thành phần chống oxy hóa giúp chống viêm cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Vỏ khoai tây còn giàu vitamin C, vitamin B3, kali không kém gì so với phần ruột khoai. Đặc biệt thì vỏ khoai tây giàu canxi hơn ruột khoai, chúng chứa lượng canxi cao gấp 7 lần so với ruột khoai.
Chính vì thế khuyến cáo mới của các chuyên gia là chúng ta không nhất thiết phải bỏ vỏ khoai tây khi chế biến.
Khi nào dùng vỏ khi nào bỏ?
Chúng ta chỉ cần loại bỏ vỏ khoai tây khi củ khoai tây mọc mầm, khi vỏ khoai tây ngả màu xanh. Đó là lúc củ khoai tây biến chuyển về sinh học khiến cho hàm lượng chất solanine tăng cao có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Bình thường bạn hoàn toàn có thể dùng vỏ khoai tây. Tuy nhiên trước khi chế biến thì dù là vỏ hay ruột khoai bạn cũng nên cắt và ngâm chúng trong nước lạnh ít nhất 30 phút rồi mới chế biến để giảm alkaloid trong khoai. Người xưa thường dạy chúng ta thái ngâm khoai tây trước khi dùng là vì vậy. Hơn nữa khoai tây cần nấu chín kỹ không ăn sống, không ăn khoai tây khi còn sượng chưa chín vì có thể ngộ độc alkaloid.
Trước khi dùng nên rửa sạch, chà vỏ hết bẩn và hết màu xám đen thì bạn hoàn toàn có thể dùng vỏ khoai tây. Đặc biệt trong các món kho, hay khoai tây nướng cùng thịt, khoai tây hầm cari thì giữ vỏ khoai còn tăng thêm độ dẻo cho khoai.
Vỏ khoai tây cũng có thể tận dụng để làm đẹp rất tốt. Bạn xay là lọc nước vỏ khoai tây để dưỡng tay và gội đầu giúp tóc mượt và thúc đẩy mọc tóc giúp mượt da.
Tác giả: An Nhiên
-
3 điều khi nhỏ cha mẹ càng tàn nhẫn với con cái bao nhiêu: Lớn lên bé càng trưởng thành, giỏi giang bấy nhiêu
-
Muốn con có EQ cao, lớn lên thành công hạnh phúc, cha mẹ tuyệt đối không nói 3 câu này với trẻ
-
Loại rau có giá rẻ như cho, bán đầy ngoài chợ hoá ra là "rau trường thọ" được người Nhật săn đón
-
Bé trai thích hoa, thích búp bê thì có đáng ngại? Cha mẹ nên làm gì với tình huống này?
-
5 loại cá tự nhiên ở chợ nên mua ngay: Thịt ngọt, không tăng trọng lại bổ ngang tổ yến