Cải thảo bán ngoài trợ thường có loại thân có lá màu xanh và loại thân lá trắng. Việc hình thành nên hai loại như này là do thời gian canh tác khác nhau.
Vì sao chúng có 2 màu?
Cải thảo trắng thường xuất hiện sớm đầu mùa, thu hoạch sớm, khi chúng chưa kịp quang hợp nhiều. Cải thảo xanh thường trồng ở nơi có nắng nhiều hơn, thời gian dài hơn. Cải thảo xanh và trắng cũng là do địa lý canh tác. Nếu trồng ở xứ lạnh, hoặc nhà kính thì thân trắng, trồng ở Việt Nam nơi mùa đông có nắng thân cải sẽ xanh
Vì vậy cải thảo xanh thường giàu chất xơ hơn cải trắng. Bởi vậy khi ăn thì cải thảo trắng thường mềm hơn, ít xơ hơn, cải thảo xanh thì cứng hơn, dai hơn nhưng cải xanh đậm vị hơn. Vì cải thảo trắng mềm hơn nên thường dùng làm xào, trộn, muối chua còn cải thảo xanh thường dùng để luộc, nấu canh...
Cải thảo trắng thân nhiều nước và non hơn nên nhanh bị hỏng hơn cải thảo xanh. Do đó nếu bạn muốn mua dùng dần để lâu thì nên chọn cây màu xanh thay vì cây màu trắng.
Hơn nữa tùy theo khẩu vị của gia đình mà bạn nên chọn cây xanh hay cây trắng.
Cải thảo là loại rau nhiều chất xơ được cho là có công dụng hỗ trợ tim mạch, tốt cho trí não và giảm các triệu chứng khó chịu của chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt...
Lưu ý khi dùng cải thảo:
Cải thảo không sạch như bạn nghĩ: Một số người cho rằng cải thảo như cải bắp cuốn bên trong thì rất sạch. Thực chất cải thảo hay cải bắp có dư lượng thuốc thực vật và khi phun xong mà chúng cuốn vào bên trong thì càng lâu bị phân hủy bởi môi trường. Do đó khi ăn phải tách từng bẹ và rửa từng bẹ cải dưới vòi nước mới an toàn.
Cải thảo thường giàu thành phần nitrat nên không nên nấu lâu nấu đi nấu lại sẽ sinh ra nitrit gây độc cho cơ thể. Nitrit, khi vào cơ thể kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt.
Cải thảo nấu kỹ cũng làm mất đi dinh dưỡng và dễ có mùi nồng khó ăn hơn.
Nếu bổ cải thảo ra thấy bên trong lõi bị thối mà bên ngoài tươi thì nên bỏ vì như vậy có thể chúng đã bị nhiễm chất bảo quản.
Thấy trên thân cải thảo nhiều chấm đen mà phần lá vẫn tươi cũng không nên chọn vì loại này đã có dấu hiệu hỏng và để quá lâu.
Tuy nhiên một số đối tượng sau nên hạn chế ăn cải thảo:
Người có bệnh về tiêu hóa
Cải thảo là loại rau có tính hàn (lạnh), do đó những người cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người đường tiêu hóa kém cũng khó tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.
Người bị táo bón
Khi bạn bị chứng này thì chỉ nên ăn cải thảo luộc không nên ăn cải thảo muối chua vì sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Người bị đau dạ dày
Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn nhiều cải thảo. Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Bạn chỉ nên ăn lượng vừa phải cải thảo, nếu thấy buồn nôn nhiều thì không nên ăn cải thảo.