EQ là chỉ số thông minh cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo và cách hành xử của một con người. Ngày nay chỉ số EQ được đánh giá cao vì nó liên quan tới mối quan hệ, sự sáng tạo. Chính vì thế các bậc cha mẹ hiện đại ngày nay không chỉ chú trọng IQ như trước mà đặc biệt quan tâm tới EQ, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, đối tác cũng rất quan tâm tới EQ, những hoạt động xã hội những người nổi tiếng giữ được sự yêu mến hình ảnh của bản thân cũng nhờ EQ cao.
Để con phát triển EQ thì cha mẹ cần giao tiếp với con bằng việc thúc đẩy sự kết nối và tính độc lập, cả hai điều này đều quan trọng nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ bền chặt, lành mạnh và đồng cảm với con. Và cha mẹ nên nhớ đừng bao giờ buông ra 3 lời nói sau đây với con trẻ:
Đừng nói "Sao con không cố gắng học tập gì vậy?"
Nhiều trẻ em có thể gặp khó khăn khi hoàn thành việc học tập như mong muốn của cha mẹ. Thay vì trách cứ bạn hãy xem xét xem vì sao con lại như vậy. Có thể chúng muốn nhưng chúng không thể. Nghĩa là con có động lực nhưng con đang khó khăn không xử lý được. Lời trách cứ kia không giúp bạn và con giải quyết vấn đề mà càng thêm tiêu cực trong mối quan hệ. Hãy tìm điểm kết nối giữa chúng ta và bọn trẻ để tạo động lực cho trẻ. Ví dụ thấy con ham chơi hơn học, đừng vội nói "Sao con không cố mà đọc sách đi?". Lúc này nếu dùng một câu hỏi mở sẽ hay hơn ví dụ như mẹ thấy con hứng thú với bộ môn đó, hãy nói mẹ biết con thích gì về nó nhé. Sau khi chia sẻ gần gũi được với nhau chúng ta sẽ từ từ gỡ cho con cái chuyện khó khăn trong học tập. Trong một chừng mực nào đó khi phát hiện ra con bị khiếm huyết yếu kém khả năng học nhưng lại mạnh về điểm khác thì nên xoay chuyển hướng kích thích con phát triển.
Đừng la rằng "Tại sao con không nghe những gì mẹ nói?"
Theo Tiến sĩ nhà tâm lý học Julia DiGang (tác giả cuốn Năng Lượng Tăng Trưởng: Khoa học Thần Kinh Về Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Cảm Xúc), vấn đề thực sự ở đây là các bậc cha mẹ đã không lắng nghe được nhu cầu của con mình. Trẻ con có não bộ tự chủ và khám phá thế giới. Trong khi bất đồng xảy ra, thay vì hỏi con kiểu rất khó chịu trách cứ, hãy nói ngược lại rằng "Không biết mẹ đã thực sự lắng nghe và thấu hiểu con chưa?". Lúc đó con sẽ nói cho bạn nghe những gì bạn chưa biết về chính mình. Những người cha mẹ có EQ cao sẽ không đòi con theo ý mình mà luôn tạo ra tìm sự kết nối với con để xử lý tương ứng. Đôi khi chính chúng ta mới là người không lắng nghe con cái nên không hiểu vấn đề của con. Chúng ta đang đòi con theo ý mình nên mới trách cứ vậy.
Không ghim vào đầu con câu "Con thật thiếu tôn trọng cha mẹ!"
Con trẻ đôi khi thực hiện không đúng theo ý chúng ta, không hoàn thành những gì chúng ta kỳ vọng, nên nhiều khi chúng ta trách con, cảm thấy con không tôn trọng người lớn vì không nghe lời, không làm đúng những gì chúng ta dặn. Không hoàn toàn là như vậy. Thay vì trách cứ, hãy nói ghi nhận với trẻ, bày tỏ rằng hiểu sự cố gắng của con tuy nhiên chưa hoàn hảo, con có thể nói thêm về điều đó không? Như thế trẻ thay vì ấm ức thì sẽ bày tỏ với bạn rất nhiều điều giúp bạn hiểu hơn hiện trạng của con mình.
Trong trẻ cũng có nhiều stress do lứa tuổi tâm lý, những khó khăn. Nên khi có biểu hiện tiêu cực đừng vội trấn áp con bằng bắt con im lặng, đòi con bình tĩnh. Chính chúng ta cần làm chủ cảm xúc bản thân mình trước, sau đó mới từ từ gỡ bỏ giúp con. Làm cha mẹ không phải phán xét con cái mà khuyến khích con bày tỏ với mình để từ đó có thể gỡ bỏ được mọi chuyện.