Để chủ động triển khai tiêm chủng cho người dân thủ đô đảm bảo đúng tiến độ và an toàn tiêm chủng, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát, đăng ký tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trong độ tuổi 18-65 trên địa bàn.
Theo đó, người dân thủ đô có thể đăng ký tiêm chủng qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử theo đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt. Đối với những người không sử dụng điện thoại thông minh thì có thể đăng ký bằng giấy và gửi về UBND xã, phường, thị trấn. Sau khi tiếp nhận, UBND sẽ chỉ đạo nhập nội dung tại bản đăng ký giấy vào ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Được biết Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động dành cho người dân được kết nối trực tiếp với Hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế. Ứng dụng này được xây dựng với mục tiêu giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe của bản thân để từ đó chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Từ kho ứng dụng của Google Play và Apple Store, bạn có thể tiến hành tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử về điện thoại của mình. Sau khi tải thành công, bạn đăng ký tiêm chủng theo 4 bước:
- Bước 1: Mở ứng dụng và nhấn vào biểu tượng Đăng ký. Sau đó nhập các thông tin đăng ký gồm họ và tên, số điện thoại, mật khẩu (nhập 2 lần mật khẩu giống nhau để đảm bảo tính xác thực). Nhấn vào biểu tượng tiếp theo để lưu thông tin đăng ký tài khoản.
- Bước 2: Đăng nhập ứng dụng bằng cách nhập tài khoản (số điện thoại) và mật khẩu vừa đăng ký vào các ô tương ứng trên giao diện và đăng nhập vào ứng dụng.
- Bước 3: Tại màn hình trang chủ của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, bạn chọn chức năng Đăng ký tiêm và nhập các thông tin đăng ký tiêm. Nhấn Tiếp tục để chuyển sang giao diện Tiền sử tiêm. Tại đây bạn điền các thông tin và lựa chọn tiếp tục để chuyển sang giao diện Phiếu đồng ý.
- Bước 4: Đọc các thông tin tại giao diện Phiếu đồng ý rồi tích chọn vào ô Đồng ý tiêm chủng và nhấn Xác nhận để đăng ký tiêm. Màn hình giao diện Đăng ký thành công hiển thị.
Theo lộ trình, Thành phố sẽ tổ chức tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế; việc tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vắc xin từ nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Sẽ ra sao khi người đã tiêm phòng mà vẫn nhiễm Covid-19: 5 điểm khác biệt hoàn toàn
-
Cảnh báo 4 dấu hiệu tình trạng "cục máu đông" sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19
-
Đừng ai bỏ mũi tiêm vắc xin nCoV thứ 2: Nghiên cứu nguy cơ qua đời ở người tiêm 1 mũi khác hẳn
-
3 việc cấm kỵ không được làm trước khi tiêm vắc xin Covid-19: Nếu đã lỡ cần báo ngay với bác sĩ
-
Thực hư khuyến cáo không dùng đồ uống có cồn trong vòng 50 năm sau tiêm vắc-xin Covid -19?