Thế nhưng, qua báo chí, mình thấy có thông tin là một số người sau khi tiêm mũi 1 gặp phải một số tác dụng phụ nên đã sợ và bỏ qua mũi tiêm thứ 2.
Báo chí có đưa tin rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng có khoảng 8% người được tiêm mũi đầu tiên đã bỏ lỡ mũi tiêm thứ 2.
Trước tình trạng này, các chuyên gia đã có giải thích rất rõ ràng.
Mũi tiêm thứ 2 đóng vai trò vô cùng quan trọng
Theo các chuyên gia, mũi tiêm thứ 2 không chỉ xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng mà còn tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh và các biến chứng do nCoV gây ra. TS. William Schaffner – một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đh Y Vanderbilt ở Nashville, Tennessee nói rằng: Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ cần tiêm một mũi là họ có thể được bảo vệ hoàn toàn. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi một số có thể mất khả năng phòng ngừa sớm hơn.
Trong khi đó, TS. John Zaia (GĐ Trung tâm trị liệu gen ở Los Angeles, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu vắc xin) cho hay: Xu hướng bỏ qua liều thứ 2 của vắc xin khiến ông rất lo ngại. Bởi virus và các biến thể luôn tìm kiếm ‘vật chủ’. Điều đó có nghĩa là với nhiều người được tiêm chủng, virus có thể xâm nhập vào những người không được tiêm chủng đầy đủ.
Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều biến thể nguy hiểm, ông hy vọng rằng mọi người sẽ tiêm cả hai liều vắc xin. Đây là thứ duy nhất giúp ngăn chặn nguy cơ tử vong do nCoV.
Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại BV Houston Methodist đã đi sâu vào nguy cơ mắc hoặc qua đời do nCoV ở những người được tiêm chủng đầy đủ và một phần.
Kết quả ban đầu cho thấy, chưa tới 1% người tiêm đủ 2 mũi phải nhập viện nhưng những người chỉ tiêm 1 liều thì con số này tăng lên 3%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc tiêm đủ 2 liều có hiệu quả tới 98% trong việc ngăn ngừa nguy cơ qua đời vì nCoV. Còn ở những người chỉ tiêm 1 mũi thì tỷ lệ này giảm xuống còn 64%.
Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin vô cùng quan trọng, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và qua đời vì nCoV nhưng tại sao nhiều người lại có suy nghĩ muốn bỏ liều thứ 2?
Các chuyên gia lý giải rằng nguyên nhân là do nhiều người tin rằng chỉ cần tiêm một mũi thôi là cũng đủ bảo vệ rồi. Hơn nữa, họ sợ bị ốm, bị tác dụng phụ do liều thứ 2 và cả những khó khăn trong việc lên lịch tiêm chủng.
Thế nhưng các chuyên gia khuyên rằng: Nếu bạn đã tiêm mũi đầu và vì bất cứ lý do gì mà bỏ qua mũi thứ 2 thì đến bây giờ vẫn chưa quá muộn để làm điều đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết: Vắc xin Pfizer và Moderna đều có thể được tiêm nhắc lại trong thời gian tối đa 6 tuần. Hiện tại vẫn chưa có dữ liệu cụ thể, rõ ràng về việc tiêm mũi thứ 2 sau khoảng thời gian 6 tuần có đủ hiệu quả hay không. Do đó, chuyên gia nhấn mạnh, việc tiêm chủng vẫn nên đảm bảo đủ 2 mũi trong khoảng thời gian cho phép là tốt nhất.
Việt Nam dự kiến sẽ có 8 triệu liều vắc xin trong tháng 7
Sáng ngày 2/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để làm sao có vắc xin về Viêt Nam ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, do nguồn cung khan hiếm nên cao điểm vắc xin về Việt Nam là quý 4/2021. Dự kiến trong tháng 7 này sẽ có khoảng 8 triệu liều vắc xin về Việt Nam.
‘Vấn đề an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu, cần tuân thủ nguyên tắc tiêm tới đâu an toàn tới đó’, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ. Đồng thời, ông cũng nêu rõ: ‘Tất cả vắc xin về Việt Nam phải được dùng hiệu quả, không được phép lãng phí một liều nào cả’.
Việc phân bố vắc xin sẽ được công khai minh bạch, phân có các điểm tiêu bao nhiêu, tiêm bao nhiêu liều, còn bao nhiều để người dân giám sát chặt chẽ… Dự kiến, sẽ có 19.000 điểm tiêm. Tuy nhiên, số lượng có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.