Khi điện thoại hay bị nóng áp dụng ngay cách này chống cháy nổ phí tiền lại nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Điện thoại dùng lâu có thể bị nóng gây khó chịu cho người dùng thậm chí báo hiệu nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý.

Điện thoại là thiết bị mà hầu như người trưởng thành nào bây giờ cũng dùng hàng ngày. Thậm chí với nhiều người điện thoại như vật bất ly thân. 

Nhưng có những khi điện thoại nóng ran, vừa gọi nghe vài phút chúng đã nóng rát cả bên mặt, lướt vài trang tin đã thấy chúng hừng hực trên tay chưa? Tại sao điện thoại của bạn lại nhanh bị nóng như vậy? Điện thoại nóng không chỉ làm chúng hoạt động giảm đi mà còn gây nguy hiểm cho người dùng, điện thoại hỏng hoặc thậm chí còn có nguy cơ phát nổ.

Cách xử lý khi điện thoại nóng

Tháo ngay ốp lưng: Việc mang ốp lưng cũng giống như magn thêm một lớp giữ nhiệt vậy. Nên khi có ốp lưng thì khả năng tản nhiệt càng hạn chế, điện thoại càng nóng. Giống như việc mùa hè mà bạn bị mặc thêm áo len vậy. Do đó nếu điện thoại bị quá nóng hãy tháo ngay chiếc ốp lưng ra để tản nhiệt tốt hơn.

Điện thoại bị nóng có nhiều nguyên nhân cần được khắc phục theo từng dạng nguyên nhân

Hãy di chuyển tới nơi mát mẻ hơn. Nếu  dùng điện thoại ở nơi nắng nóng như ngoài trời, gần bếp đun thì bạn hãy di chuyển tới nơi mát hơn cho chúng hạ nhiệt. 

Sử dụng bộ chính hãng hoặc đảm bảo nguồn gốc: Bộ sạc pin và pin không đồng bộ với máy, hoặc mua hàng lậu chính là nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng nhanh hơn. Do đó cần tránh tình trạng này.

Tránh sử dụng điện thoại bị hỏng phần cứng: Nếu điện thoại bị hỏng phần cứng có khả năng phát nổ khi sạc cao hơn rất nhiều, vì thế nếu điện thoại của bạn hỏng hóc phần cứng đừng tiếc tiền mà hãy mang đi sửa hoặc thay thế thiết bị mới để đảm bảo an toàn.

Nếu dùng điện thoại ở vị trí có nhiệt độ cao như ngoài trời, gần bếp cũng làm chúng nhanh bị nóng

Không sạc điện thoại quá lâu:Nhiều người cắm sạc pin liên tiếp thậm chí qua đêm. Điều đó khiến điện thoại nhanh bị nóng hơn. Mặc dù nhiều điện thoại mới đi kèm với công nghệ tự ngắt nguồn điện khi đạt 100%, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận vì một số thiết bị không có tính năng này.

Tránh mở nhiều ứng dụng cùng lúc: Khi mở nhiều ứng dụng cùng lúc thì điện thoại hoạt động quá tải nên nóng là tất nhiên. Vì thế hãy thoát hẳn các ứng dụng không dùng, vừa tiết kiệm pin, tiết kiệm dữ liệu di động lại không nóng điện thoại.

Tắt Dịch vụ Vị trí, Bluetooth: Việc tắt vị trí sẽ giảm tải cho điện thoại của bạn, việc tắt vị trí và Bluetooth sẽ làm giảm nhiệt độ khi không cần thiết sử dụng.

Giảm độ sáng màn hình: Tương tự như các dịch vụ định vị, việc giảm độ sáng của màn hình cũng giúp giảm tải cho pin và bộ xử lý để chúng bớt nóng hơn.

Hãy xóa các ứng dụng không cần thiết: Đôi khi có những ứng dụng nặng chạy ngầm mà chúng ta không hề hay biết, gây ra các vấn đề về nóng máy và hao pin. Tốt hơn hết là bạn nên lọc và xóa các ứng dụng không sử để tiết kiệm pin và tránh nóng máy.

Tránh tình trạng vừa sạc vừa dùng: Khi vừa sạc pin vừa lướt điện thoại thì chúng sẽ bị quá tải nên nóng là đương nhiên. 

Tác giả: An Nhiên