Tỏi ngâm giấm hay bị chuyển xanh: Cách làm tỏi ngâm trắng tinh, ngon chuẩn vị

( PHUNUTODAY ) - Tỏi ngâm trong môi trường axit nhẹ của giấm có công dụng tăng gấp 4 lần so với tỏi sống theo nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, tỏi ngâm giấm thường hay chuyển màu xanh vì sao?

Tỏi ngâm trong môi trường axit nhẹ của giấm có công dụng tăng gấp 4 lần so với tỏi sống theo nhiều nghiên cứu. Nhiều người không dám ăn khi tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh nhưng đây là phản ứng hóa học bình thường, không ảnh hưởng tới mùi vị. Vì sao tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh?

Lý do tỏi ngâm giấm dễ chuyển màu xanh

Trong tỏi tươi chứa tiền chất alliin, là một axit amin hữu cơ. Trong giấm chủ yếu là axit axetic (CH3COOH). Khi ngâm tỏi tươi trong giấm sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa axit axetic với các axit amin để tạo thành hợp chất mới mà trong cấu tạo có các dị vòng pyrol của carbon và nitơ.

Trong môi trường axit, các pyrol dễ liên kết thành các poli pyrol với các màu sắc khác nhau: Nếu 3 pyrol liên kết sẽ có màu xanh lá, 4 pyrol liên kết lại chuyển màu xanh lam.

Hiện tượng đổi màu xanh này thường xảy ra với tỏi còn non hoặc chưa ngâm đúng nồng độ, tỏi già ít khi bị.

Hiện tượng đổi màu xanh này thường xảy ra với tỏi còn non hoặc chưa ngâm đúng nồng độ, tỏi già ít khi bị.

Hiện tượng đổi màu xanh này thường xảy ra với tỏi còn non hoặc chưa ngâm đúng nồng độ, tỏi già ít khi bị. Tỏi ngâm giấm ngả màu xanh vẫn dùng được mà không nên lo lắng hay bỏ đi. Tất nhiên cảm quan giảm một chút so với tỏi già ngâm trắng quen thuộc thường thấy.

Công dụng tuyệt vời của tỏi ngâm giấm

Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, viêm loét,... Giấm gạo có tác dụng kích thích tiêu hóa, tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn. Kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng như:

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo Viện nghiên cứu Ung thư ở Mỹ, tỏi hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ các khối u gây ung thư. Các hợp chất allicin có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể như ung thư dạ dày hay đại trực tràng. Thường xuyên sử dụng tỏi ngâm giấm sẽ giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư da tới 60% so với những người không dùng.

+ Phòng/chữa cảm cúm, viêm họng

Thành phần hóa học của tỏi tươi chứa chất Allicin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cực kỳ tốt. Hơn nữa là tác dụng của tỏi được tăng lên gấp 4 lần khi ngâm vào giấm. Vì các chất chứa trong tỏi sẽ tác dụng mạnh hơn khi được tiếp xúc môi trường axit.

Khi vào cơ thể chất Allicin sẽ diệt được các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa chúng phát triển trở lại, đồng thời nó có tác dụng kháng viêm tốt. Do đó giúp cơ thể nhanh phục hồi và giúp ta khỏi bệnh. Tỏi ngâm giấm còn được xem là thuốc kháng sinh tự nhiên tốt đối với sức khỏe con người.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng tỏi ngâm giấm hầu như không có hoặc nếu có thì nguy cơ rất thấp mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Bởi trong tỏi ngâm giấm có chứa những thành phần dược lý có khả năng phân giải các protein tránh gây tắc nghẽn mạch máu, giảm mỡ máu ở thành mạch và xơ cứng động mạch.

Tỏi ngâm giấm giúp  giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tỏi ngâm giấm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

+ Hỗ trợ làm đẹp

Với thành phần giàu vitamin B1, B2, vitamin A và E, tỏi ngâm giấm có tác dụng chuyển hóa các chất protein trong cơ thể, qua đó tác động đến cấu trúc da. Đặc biệt, tỏi ngâm giấm còn được chị em ưa chuộng bởi tác dụng giảm cân. Tỏi ngâm giấm còn có nhiều tác dụng làm đẹp như trị mụn, cân bằng độ pH cho da, giúp móng chắc khỏe, sáng bóng.

Ngoài ra, tỏi ngâm giấm còn có tác dụng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, chứng đau thần kinh, ổn định huyết áp…

Cách làm tỏi ngâm giấm trắng

Trong ẩm thực Việt, tỏi ngâm giấm trắng giòn luôn thường thấy khi ăn kèm với các món phở, bún, miến, hủ tiếu. Bí quyết để làm tỏi ngâm giấm trắng giòn nên chọn củ tỏi già với lớp vỏ khô ráo, không bị nhăn nheo. Sau khi bóc vỏ đem rửa nước sạch rồi cắt lát hoặc giữ nguyên tép ngâm trước với nước muối loãng hoặc nước đường.

Giấm chọn loại giấm lên men tự nhiên ở các cơ sở uy tín có vị chua dịu, mùi thơm nhẹ. Có thể đun hỗn hợp giấm thêm chút đường cho dịu vị rồi để nguội hoàn toàn. Lọ ngâm giấm tỏi nên chọn lọ sành sứ hoặc thủy tinh tiệt trùng sạch, không sử dụng đồ nhựa, thép.

Cho tỏi, ớt vào lọ, đổ hỗn hợp giấm đã nguội vào, đậy nắp và để nơi thoáng mát. Sau 2 -3 ngày ngâm là có thể dùng được. Thành phẩm có một lọ tỏi ngâm giấm trắng giòn, có mùi thơm đặc trưng, chút the cay từ ớt, kích thích vị giác, giúp tôn lên và làm tròn vị hơn cho nhiều món ăn như phở, bún chả, bánh cuốn.

Theo nhiều nghiên cứu, trong môi trường axit nhẹ của giấm, công dụng của tỏi tăng gấp 4 lần so với tỏi sống. Vì thế nên làm sẵn lọ tỏi ngâm giấm và dùng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhất là trong tiết trời chuyển mùa dễ bị cảm cúm. Liều lượng khuyến nghị là 2 tép (4 - 6 gr) mỗi ngày.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link