3 bộ phận cần được kỳ sạch khi tắm
Nách
Nách là nơi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, đặc biệt là vào mùa hè. Mồ hôi tiết ra nhiều dễ sinh ra mùi hôi, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ khiến cơ thể ngày một nặng mùi.
Vùng nách còn có một huyệt đạo tên là Cực Tuyền - một trong 5 khu vực chăm sóc sức khỏe chính. Vệ sinh, massage vùng nách khi tắm giúp khử mùi hôi hiệu quả, vừa kích thích huyệt Cực Tuyền giúp làm dịu các dây thần kinh, khiến cơ thể dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, dưới nách còn còn nhiều mô bạch huyết. Việc massage nhẹ nhàng vùng dưới cánh tay trong khi tắm có thể thúc đẩy quá trình cung cấp máu cho các mô này.
Bàn chân
Bàn chân có vai trò quan trọng nhưng nhiều người không để ý đến việc chăm sóc bộ phận này. Đa số đều nghĩ rằng nước tắm chảy từ trên uống cũng có thể khiến chân sạch sẽ. Trên thực tế, bàn chân là phần cuối của kinh mạch thận, là nơi chứa rất nhiều huyệt đạo, có khả năng điều khiển thận, tiểu não, gan và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Lòng bàn chân có huyệt Dũng Tuyền đi vào kinh mạch thận. Việc xoa bóp gan bàn chân, kỳ sạch các ngón chân mang lại tác dụng điều hòa nội tạng, đả thông kinh mạch, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Vùng lưng
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lưng tượng trưng cho dương khí, bụng tượng trung cho âm khí. Lương sạch giúp khí huyết lưu thông trơn tru, tăng cường tuổi thọ, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vùng lưng ở phía sau nên rất khó dùng tay để kỳ cọ. Nếu không có người kỳ lưng giúp, bạn có thể dùng các loại bông tắm để làm sạch bộ phần này.
3 bộ phận không nên kỳ cọ kỹ khi tắm
Rốn
Bên trong rốn chứa khoảng 1400 loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, đa số chúng không gây bệnh mà chỉ giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường. Việc thường xuyên vệ sinh rốn sẽ khiến nhiệt lượng tỏa nhanh, thậm chí làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Vùng da quanh rốn khá mỏng manh, nếu chà xát quá mạnh có thể khiến da bị tổn thương, làm vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu trong khoang bụng.
Tai
Tai của con người có cơ chế tự làm sạch nhất định. Ráy tay vốn dùng để bôi trơn cho ống tai, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong tai. Tuy nhiên, việc thường xuyên ngoáy tai, đặc biệt là sử dụng các dụng cụ ngoáy tai, tăm bông có thể làm ảnh hưởng đến thính giác hoặc gây nhiễm trùng tay. Thông thường, trong quá trình nói chuyện hoặc ngáp, ráy tai sẽ chuyển động xuống vùng họng, dựa vào sự thúc đẩy của lông tơ trên da và tự thải ra ngoài.
Mũi
Cũng giống như tai, mũi cũng có khả năng tự làm sạch. Việc thường xuyên sử dụng móng tay hoặc các dụng cụ để ngoáy mũi sẽ làm tổn thương niêm mạc và các mao mạch, gây nhiễm khuẩn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Ngủ vào khung giờ vàng này, phụ nữ trẻ lâu, sống thọ, khỏe mạnh không ai bằng
-
Tử vi thứ Tư ngày 19/8/2020 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương thiếu "gia vị" tình yêu, Song Tử quý nhân phù trợ
-
2 việc không làm buổi sáng, 3 không đụng buổi tối, 1 không sờ khi đi ngủ giúp bạn sống thọ, trẻ lâu
-
Những loại trái cây chống lão hóa hàng đầu, chị em nên ăn mỗi ngày
-
Bí quyết của cụ bà sống thọ 117 tuổi: Ăn 2 quả trứng/ngày, không ăn thịt và sống một mình suốt 80 năm