Mà muốn đạt tới cảnh giới trên như Zhou Guoping từng nói, chúng ta cần làm được 4 điều: Khổ không than, sướng không khoe, mất không tiếc, nguy không loạn.
Khổ không than
Người trưởng thành sẽ không bao giờ kêu khổ ngay cả khi đó là sự thật. Nói nhiều không giải quyết được vấn đề gì. Việc đem nỗi khổ của mình đi rêu rao khắp thiên hạ cũng chẳng hay ho gì.
Tốt nhất chúng ta nên nhẫn nhịn và chịu đựng. Đời là bể khổ. Sướng khổ ra sao chỉ có mình ta biết. Những nỗi khổ hôm nay chỉ mình bạn biết, khi sang đến ngày mai, chúng sẽ chỉ còn là chuyện nhỏ không đáng để nhắc.
Trên mạng có một câu nói rất nổi tiếng: “Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười”.
Người thực sự khổ sẽ không bao giờ kêu mình khổ. Người thực sự mệt sẽ không bao giờ than họ mệt. Trưởng thành chính là khi ta biết khóc trong im lặng.
Im lặng ở đây không phải là bạc nhược hay sợ hãi, mà là sự điềm tĩnh sau khi đã trải qua bao sóng gió. Im lặng để giấu mình chờ thời, để hẹn một ngày ta trở lại và lợi hại hơn xưa. Chúng ta cần phải biết cách biến khó khăn thành năng lượng nuôi dưỡng quá trình trưởng thành của bản thân trong im lặng.
Sướng không khoe
Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rượu say một chút để bảo trì sáng suốt. Làm người nên biết sống khiêm tốn, điệu thấp chính mình; giấu bớt ánh hào quang, đừng để bản thân sống quá “chói mắt”. Đây cũng là một dạng trí tuệ.
Sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến niềm vui của người khác.
So với những người tự mãn, thích ăn miếng trả miếng, những người sống điệu thấp thế này có thể dễ dàng kiềm chế tính cách của bản thân, khiến họ không nói lời khó nghe gây tổn thương cho người khác.
Bất kể họ đang đối mặt với những tin đồn xấu xa hay lời nói ác ý thế nào đi nữa, họ vẫn có thể bình tâm, cư xử có chừng mực.
Mất không tiếc
“Vườn hoa dù bừa bộn cũng có người ghé, mảnh đất dù cỏ xanh ngăn nắp cũng chẳng ai tìm”. Mặc dù vật phía trước có hơi hỗn loạn, nhưng vì cảnh sắc xinh đẹp của nó, người ta liền dễ dàng bị mê hoặc. Ngược lại, cỏ dại chỉ là vật tầm thường, không giá trị, làm thế nào cũng không thể khiến người khác ghé mắt nhìn sang.
Những chuyện trên thế giới này có lẽ cũng tương tự như vậy. Chúng ta thường bởi vì đi quá nhanh, quá xa, mà dễ dàng lạc vào thế giới đầy phức tạp. Tự mình đắm chìm trong đó rồi quên đi nơi chúng ta xuất phát, lý do tại sao bắt đầu.
Trang Tử có câu nói thế này: “Phòng trống thì sáng, cát tường dừng lại”,
Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt vào nữa.
Nguy không loạn
“Gặp nguy không loạn” là phản ứng cần có đầu tiên của người muốn làm nên chuyện lớn.
Dù chuyện có khẩn cấp hay đột ngột đến đâu, bạn càng ít hoảng loạn, càng dễ khống chế tình hình.
Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc hoảng sợ, cách tốt nhất vẫn là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.
Muốn thành công và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn sau này, cách tốt nhất là nên cố gắng đạt được bốn cảnh giới này ngay từ bây giờ.
Tác giả: Dương Ngọc