Ho là một phản ứng của cơ thể khi nhiễm bệnh. Ho nhiều khiến bạn đau cơ bụng, khó ngủ, ăn uống kém ngon, ngại giao tiếp. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho như cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng... Do đó để cắt triệt để cơn ho thì người bệnh cần chưa tận gốc, việc kìm lại cơn ho chỉ là chữa triệu chứng. Hơn nữa ho là một phản ứng để đẩy vi khuẩn độc tố ra khỏi cơ thể. Thế nên bệnh nhân không nên tùy tiện cắt đứt cơn ho và nếu ho kéo dài trên 5 ngày thì nên đi khám để biết nguyên nhân thực sự.
Dân gian truyền miệng khi ho thì cần kiêng tôm, cua, cá, thịt gà, hải sản. Người xưa còn truyền miệng câu "Thịt gà cá chép ba ba. Ăn vào cứ tưởng con ma nó làm" để nói về việc nếu không kiêng mà ăn thịt gà hay cá, ba ba thì cơn ho càng tăng lên nghiêm trọng.
Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng điều này chưa có cơ sở khoa học. Riêng về tôm thì khi ăn nếu không ăn kỹ không bóc vỏ, nếu vỏ tôm mắc vào cổ họng gây kích thích ra cơn ho. Đó chỉ là phản ứng bị mắc họng, không gây ra bệnh lý. Hơn nữa thịt tôm không có thành phần nào gây ho. Do đó nếu bóc vỏ tôm và ăn kỹ thì không lo ngại. Còn nếu ăn tôm có nhiều râu gây ngứa rát cổ họng thì dễ ho hơn.
Tương tự với cua cũng vậy. Nếu khi làm cua lọc không kỹ còn bã thì khi ăn có thể cọ vào cổ họng gây rát họng nên ho nhiều hơn còn bản chất thịt cua không có chất gây ra cơn ho.
Còn thịt gà, cá hay các hải sản cũng thế không có chứng minh khoa học nào nói rằng chúng có thành phần gây ra cơn ho.
Một số trường hợp khi họ có đờm, cổ họng khó chịu cảm thấy sợ thức ăn tanh thì không nên ăn mà thôi chứ không phải kiêng các loại thức ăn này.
Một số thức ăn dễ kích thích niêm mạc họng làm tăng cơn ho như đồ cay nóng, đồ lạnh thì nên hạn chế.
Thay vì phải kiêng một thực phẩm nào đó theo lời đồn dân gian bạn chỉ nên kiêng nếu như khi ho và bạn cảm thấy không muốn ăn chúng, thấy khó chịu ở cổ họng, ăn vào là buồn nôn. Còn trong trường hợp bạn ăn vào vẫn thấy ngon thì không phải kiêng.
Để điều trị nhanh cơn ho bạn nên khám xét để tìm nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Một trong những yếu tố gây ho mà nhiều người không ngờ tới là bị trào ngược dạ dày khiến cho dịch tiết dạ dày kích thích niêm mạc họng. Nhưng ít ai ngờ có mối liên quan này nên nhiều người chữa mãi không khỏi.
Để tạm thời dứt điểm cơn ho, bạn có thể tham khảo một số cách: Ngậm chanh mật ong, ngậm chanh muối, ngậm quất non có thể làm dịu cơn ho...
Khi uống thuốc kìm cơn ho cần chú ý bạn ho có đờm hay không có đờm. Nếu ho có đờm cần báo dược sĩ để tránh một số loại thuốc ho làm khô đờm thì sẽ càng làm đờm vít cổ càng lâu khỏi.
Tác giả: An Nhiên
-
Buổi sáng chỉ uống nước lọc là dại: Chuyên gia chia sẻ 3 loại nước bổ hơn nhân sâm ngàn năm, đừng bỏ quên
-
Ăn chuối rất tốt nhưng có 1 thời điểm trong ngày nhất định không nên ăn để tránh 'tác dụng phụ'
-
Bất ngờ với lợi ích của nước ép khoai lang sống, ai nên ăn chín ai nên dùng sống khoai lang?
-
Đàn ông hay phụ nữ 'lông' chỗ này càng dày càng sống lâu: Nhiều người không biết lại cao đi
-
Loại lá là “thuốc chữa bệnh” tự nhiên: Mọc dại đầy vườn, thành phố bán 100 nghìn/bó