Lá lốt mua về đừng vội làm chả, học ngay cách này để có miếng chả đều tăm tắp, trong mềm ngoài giòn

( PHUNUTODAY ) - Với cách làm chả lá lốt ngày, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian mà vẫn có những miếng chả lá lốt thơm ngon, mọng nước và hấp dẫn để chiêu đãi gia đình.

Lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là nguyên liệu có công dụng để điều trị các chứng phong, hàn, tê thấp chân tay và dùng để điều trị chứng rối loạn tiêu hoá, đau nhức xương khớp hoặc đau đầu, đau răng…

Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như thịt bò cuốn lá lốt, cà tím xào lá lốt, thịt ba chỉ xào lá lốt, hến xào lá lốt, trứng chiên lá lốt, thịt trâu xào lá lốt… Cùng Phụ Nữ Today học ngay cách chế biến món chả lá lốt theo công thức đơn giản, dễ làm, dễ ăn này nhé.

1. Nguyên liệu làm chả lá lốt

- Lá lốt

- Thịt lợn: 70% thịt ba chỉ có tỉ lệ mỡ nạc đều nhau và 30% thịt vai mềm

- Hành khô

- Gia vị: Đường, nước hàng, nước mắm, dầu ăn, bột nêm, hạt tiêu xay

2. Cách làm chả lá lốt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Lá lốt sau khi mua về sẽ được mang đi rửa sạch dưới vòi nước rồi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút để sạch bùn đất bẩn và trứng sâu. Sâu đó vớt lá lốt ra và để ráo nước.

- Rửa sạch thịt lợn, ngâm cùng nước muối để khử mùi tanh đặc trưng và mang đi băm nhỏ.

- Bóc vỏ hành khô, rửa sạch và băm nhỏ.

Bước 2: Trộn nhân

- Cho thịt lợn đã băm nhỏ vào một chiếc bát to, sau đó thêm thêm 1 thìa cà phê đường trắng, 1 thìa nước hàng tự thắng, 2 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, ½ thìa cà phê hạt tiêu xay và hành khô băm nhỏ.

- Trộn đều các nguyên liệu để phần nhân chả lá lốt đậm đà.

Bước 3: Rán chả lá lốt

- Gập phần đầu nhọn và cuống lá của lá lốt thành hình chữ nhật rồi lần lượt cho phần nhân vào vào từ từ cuốn lại.

- Tuỳ vào thói quen, bạn có thể vừa cuốn hết chả rồi mới mang đi rán hoặc rán đến đâu quấn đến đấy.

- Đặt chảo lên bếp, thêm một lượng dầu ăn ngập đến 1/3 miếng chả vào chảo rồi đun nóng. Bật lửa cho dầu sôi nhỏ rồi hạ lửa xuống mức trung bình.

- Sau đó cho chả vào rán định hình rồi lật lại. Rán trên ngọn lửa liu riu vừa phải để miếng chả lá lốt chín bên trong.

- Chờ đến khi miếng chả đã thì bật lửa ở mức hơi lớn một chút để phần bên ngoài giòn là được. Tuy nhiên, cần canh lửa cẩn thận để lá không bị úa.

Món chả lá lốt sau khi chế biến xong có mùi thơm vô cùng hấp dẫn và vẻ ngoài “bắt mắt”. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được miếng chả thơm ngọt, mềm trong giòn ngoài. Bạn có thể ăn chả lá lót cùng bún hoặc cơm nóng.

3. Một số lưu ý khi làm chả lá lốt

- Khi trộn nhân chả lá lốt, nên cho một chút nước hàng vào thịt để sau khi rán xong, miếng chả vàng ươm hai bên đầu.

- Không nên cho quá ít dầu ăn vào chảo rán vì như vậy sẽ khiến miếng chả bị cháy ngoài nhanh trong khi bên trong chưa kịp chín.

- Nên chọn những chiếc lá lốt bánh tẻ, lá to đều, dày lá và có màu sẫm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn lá còn nguyên vẹn, không bị rách để khi rán miếng chả đẹp hơn.

Tác giả: Minh Thu