Cách làm hoa giấy ra hoa quanh năm đó là bạn cần nắm rõ được thời điểm hoa giấy nở là khi nào. Hoa giấy có đặc tính ưa nắng và thường nở rộ vào mùa hè, nhất là khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 8 Dương lịch. Hiện nay, với những cải tiến về nhân giống và chăm bón cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm.
Nếu như thời tiết nắng đều hoa giấy có thể nở trong khoảng 2 - 4 tuần là tàn. Còn nếu mưa nhiều sau 1 - 2 tuần cây hoa giấy sẽ bị rụng bông.
Làm sao để hoa giấy nở nhiều hoa?
Những giải pháp sau sẽ giúp cây hoa giấy nhà bạn nở nhiều hoa:
- Sau mỗi đợt hoa giấy cho ra hoa, nên cắt tỉa thu gọn tán, đồng thời bón bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục.
- Giai đoạn sinh trưởng (khi cây ra tán lá mới), cần bón phân vô cơ, hoặc phun phân bón lá.
- Khi cây sinh trưởng, đâm chồi ra lá (khoảng 2 – 3 tháng), cây đã đủ sức cho một đợt hoa mới. Thời điểm này cần bổ sung các loại phân bón có hàm lượng kali hoặc photpho cao, chia làm 2 đợt và tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân tốt nhất, thời gian bón từ 10 – 15 ngày.
- Giai đoạn xử lý: Bắt đầu thời gian hạn chế nước tưới, dần đi đến không tưới cây hoàn toàn, giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa (giai đoạn sinh thực). Đây là giai đoạn quan trọng quyết định cây hoa giấy ra hoa có nhiều và đồng đều hay không. Trường hợp hoa giấy trồng trực tiếp dưới đất thì có thể không tưới nước trong 3 - 5 ngày. Trường hợp cây trồng chậu, cần phải theo dõi hàng ngày, nếu quá khô thì phải tưới sơ qua duy trì ẩm độ cho cây và không làm cây quá héo. Thời gian cắt nước từ 5 - 7 ngày, sau đó tưới lại nhưng lượng nước vừa đủ, không quá nhiều.
- Khi thấy cây hoa giấy bắt đầu có lá mới chụm nhỏ lại, lá non mới mọc có màu hơi sậm, thân cây xuất hiện chồi nhỏ là cây đã chuyển sang giai đoạn ra nụ ra hoa.
- Để giúp cây ra hoa với màu sắt tươi tắn, lâu tàn, bạn phun bổ sung vitamin B1 và phân dưỡng hoa định kỳ một lần mỗi tuần, đồng thời duy trì tưới nước vừa đủ, không để cây thiếu nước vì sẽ gây rụng chồi hoa. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm (giai đoạn dưỡng hoa).
Các loại hoa giấy phổ biến hiện nay
Hoa giấy Thái Lan (Bougainvillea Spectabilis)
Đặc điểm nhận dạng là có 2 màu (có chùm màu hồng, có chùm màu trắng) ít rụng và ra hoa thường xuyên, cánh nhỏ. Loại cây hoa giấy này giâm cành cũng sống, thường hay trồng trước cổng nhà.
Hoa giấy Brazil (Bougainvillea Glabra)
Đặc điểm của cây là mọc leo trên nhiều địa hình (cổng nhà, vách tường,...) và mang các đặc điểm nổi trội như đã giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm cây hoa giấy ở trên như: Lá màu xanh, hình trái xoan, đỉnh hơi nhọn, hoa mọc thành chùm,...
Hoa giấy Vạn Hoa Lầu
Thường sở hữu hoa màu hồng tím hoặc đỏ hồng lẫn tím, cây khá nhỏ nên thường được trồng trong chậu để làm cây bonsai.
Cây hoa giấy Cao Bồi
Là loại cây hoa giấy rất ấn tượng bởi có nhiều màu (màu đỏ, màu cam, màu trắng) nhưng là tự nhiên của cây chứ không phải do con người ghép. Đặc điểm nhận dạng là lá nhỏ, giữa xanh, chung quanh màu trắng bạc và hơi tròn.
Hoa giấy Mỹ
Đặc điểm nhận dạng là dáng cây được ví như hình nấm hay bông cúc, lá và hoa nhỏ, thích hợp trồng ở không gian nhỏ và sang trọng.
Hoa giấy Cẩm Thạch
Loại cây hoa giấy rất đặc biệt ở chỗ có lá trắng xanh, có rất nhiều hoa.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy
-
Trời nồm, dùng ngay cách này để chống ẩm mốc tủ quần áo
-
Rã đông thịt đừng ngâm vào nước lã, thêm vài giọt này, thịt cứng như đá cũng chỉ cần 10 phút là mềm
-
Cách chọn hoa thược dược đẹp chơi Tết, cắm cả tuần vẫn tươi rói
-
Có nên mượn tuổi làm nhà? Người được mượn tuổi cần lưu ý điều này