Dự án "Em an toàn hơn cùng Google" là một dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7-13 tuổi. Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng Internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến.
Theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số An toàn Trực tuyến dành cho Trẻ em thấp nhất thế giới. Khảo sát của Nielsen đối với nhóm đối tượng trẻ em tại bốn quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam cho thấy thanh thiếu niên lên mạng cho việc học và giải trí thường đối mặt với những mối nguy trên mạng như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay các mối nguy từ người lạ.
Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng ít chia sẻ với phụ huynh khi gặp phải những vấn đề trên mà thường chọn cách im lặng hoặc có hành động tiêu cực vì lo ngại những phản ứng từ phụ huynh.
Vì vậy, dự án được triển khai với mong muốn trang bị cho trẻ các kiến thức, công cụ cần thiết để trẻ em có thể tự bảo vệ, phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh để trở nên tự tin cùng con lên mạng an toàn.
Những nguyên tắc khi cho trẻ dùng mạng xã hội
Cẩn thận khi chia sẻ
Tin tốt (và cả tin xấu) đều lan truyền rất nhanh trên internet, và nếu không suy nghĩ kỹ càng, trẻ sẽ dễ rơi vào những tình huống khó khăn và phải đối mặt với những hậu quả dài lâu. Giải pháp ở đây là gì? Đó là dạy cho trẻ biết nên chia sẻ điều gì với người quen và người lạ.
Giao tiếp có trách nhiệm
- Khuyến khích việc chia sẻ tin một cách có trách nhiệm bằng cách xem đối thoại trên mạng như là đối thoại ngoài đời; nếu điều đó không nên nói, thì điều đó cũng không nên được đăng tải.
- Hướng dẫn trẻ thế nào là một cuộc trò chuyện phù hợp (và không phù hợp).
- Giữ bí mật thông tin về gia đình và bạn bè .
Đừng rơi vào cạm bẫy
Trẻ cần hiểu rằng không phải lúc nào những người và những việc trẻ gặp và thấy trên mạng đều giống như những gì trẻ nghĩ. Phân biệt được điều gì là thật và điều gì là giả là một bài học rất quan trọng để trẻ có thể sử dụng internet một cách an toàn.
Khi nghi ngờ, đừng ngại lên tiếng
Một bài học cần được ghi nhớ khi trẻ có bất kỳ một cuộc trò chuyện nào trên mạng, dù ở hình thức gì chăng nữa, đó là: Nếu trẻ cảm thấy có điều gì đáng ngờ, trẻ cần cảm thấy thoải mái khi chia sẻ điều đó với người lớn mà trẻ tin tưởng. Người lớn cần giúp trẻ phát huy hành động này qua việc ủng hộ trẻ trò chuyện cởi mở cả khi ở nhà và ở trường.
Bảo vệ bí mật
Quyền riêng tư cá nhân và quyền được bảo mật của con người trên không gian mạng cũng quan trọng như ngoài đời vậy. Nếu trẻ biết cách bảo vệ các thông tin quý giá, thì trẻ sẽ tránh được việc gây hư hỏng thiết bị, mang tiếng xấu và làm sứt mẻ các mối quan hệ.
Tử tế
Có thể ví internet như một máy khuếch đại có công suất cực lớn được dùng để phát tán cả những điều tích cực và tiêu cực. Nếu trẻ chọn cách cư xử đẹp - "đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn bản thân mình được đối xử" - khi sử dụng internet, thì trẻ sẽ tác động tích cực đến nhiều người và góp phần ngăn chặn thành công các hành vi bắt nạt người khác.
Tác giả: Mộc
-
Những thực phẩm mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn nếu muốn con phát triển khỏe mạnh
-
Trời bắt đầu chuyển lạnh, mẹ cần lưu ý gì để con không bị ốm ?
-
4 loại thực phẩm ngon - bổ - rẻ mẹ cứ cho con ăn thường xuyên để con thông minh, khỏe mạnh mỗi ngày
-
6 mẹo chăm con ít ốm vặt, tăng cường sức đề kháng từ nhỏ
-
5 món "siêu lợi sữa", mẹ ăn vào con bú no nê, tăng cân nhanh lại cứng cáp