Ngăn chặn những vụ ngã từ trên giường xuống
Bị đánh thức lúc 2 giờ sáng bởi một tiếng thịch lớn do bé ngã khỏi giường không bao giờ là điều mong muốn với cả mẹ và bé.
Bí quyết của mẹ: Trong trường hợp này, mẹo chăm con được nhiều người áp dụng là chuyển bé con tầm 1-2 tuổi của bạn sang ngủ ở giường lớn, lắp đặt thanh chắn giường. Trong trường hợp bạn không thể lắp đặt thanh chắn giường? Một số bà mẹ đã chọn giải pháp thay thế là các thanh xốp dài vốn dùng làm đồ chơi bể bơi.
Họ chèn những thanh xốp này giữa nệm và dưới tấm ga giường, để tạo ra một hàng rào bảo vệ, ngăn trẻ lăn ra ngoài. Bí quyết này cũng hữu ích trong trường hợp bố mẹ và bé ngủ chung bởi sẽ hạn chế nguy cơ rơi vào khoảng giữa giường và tường.
Cắt móng tay cho bé một cách an toàn
Những móng tay nhỏ xíu rất hay cựa quậy của bé có thể gây ra không ít khó khăn cho bạn nếu muốn cắt sao cho gọn. Kết cục, bạn có thể rơi vào trạng thái bực bội, còn bé thì khóc lóc, kêu la.
Bí quyết của mẹ: Đặt em bé vào địu quay mặt ra trước để có thể kiểm soát gần như toàn bộ ngón tay và ngón chân bé. Ngoài ra, nếu bé đã biết ngồi, hãy đặt bé vào một chiếc ghế bập bênh hoặc ghế bành kèm theo cuốn sách, món đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì có thể giúp bé xao nhãng việc cắt móng tay, móng chân.
Không phải dậy thay ga giường ướt lúc nửa đêm
Tã lót bị rò, những em bé đổ nhiều mồ hôi hay dễ bị nôn trớ sữa có thể đồng nghĩa với việc phải lọ mọ tỉnh giấc giữa đêm để thay ga trải giường. Thực sự là cực hình đối với cả bố mẹ lẫn bé!
Bí quyết của mẹ: Trải 2 lớp ga giường. Nếu em bé cựa quậy do một tấm bị ướt trong đêm, bạn chỉ cần lột bỏ tấm trên cùng là xong. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đặt thêm một bộ bảo vệ nệm dưới 2 tấm ga hoặc dùng ga chống thấm để tránh nguy cơ rò nước và gây ướt nệm.
Hạ sốt
Các mẹ luôn lo lắng khi chăm con mỗi lần con bị sốt. Theo mẹo xưa thì mẹ hãy thử lấy khoảng 1 – 2 nắm là diếp cá rửa sạch. Sau đó giã nát, lọc lấy nước, đun sôi cho thêm chút đường rồi cho trẻ uống nhé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhé.
Chữa ho
Bạn thử lấy một ít hạt tía tô tán thành bột, hoà với nước ấm, lọc bỏ bã và cho bé uống khi ho, đây là một trong những cách chăm con khi ho mà các bà mẹ xưa vẫn hay dùng.
Trị hăm
Dùng lá khế trị hăm cho trẻ rất hay. Bạn rửa sạch, để khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm.Hoặc dùng lá trầu cũng là cách chăm con mà các mẹ hay dùng khi con bị hăm cho trẻ. Lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch. Sau đó đun sôi để nguội. Dùng khăn giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé.