Lễ Thất tịch: Ăn đậu đỏ theo cách này để vận đào hoa nở rộ, tình duyên đỏ thắm như mơ

( PHUNUTODAY ) - Vào ngày lễ thất tịch, nếu muốn thoát kiếp cô đơn thì hãy ăn ngay đậu đỏ bởi nó có tác dụng cầu duyên hiệu quả trong ngày lễ đặc biệt này đấy.

Lễ Thất Tịch là gì?

Ngày Thất Tịch theo văn hóa phương Đông, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo, và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như:

Khất xảo tiết – Lễ hội thể hiện tài năng

Thất thư đản – Sinh nhật cô em thứ bảy

Xảo tịch – Đêm kỹ năng

Tại Hàn Quốc, cũng có hình thức giống lễ Thất Tịch là lễ Chilseok. Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để tưởng nhớ ngày gặp gỡ của Orihime (Chức Cơ, sao Chức Nữ) và Hikoboshi (Ngạn Tinh, sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata, nhưng theo dương lịch.

Ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên

Cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện tình "vượt núi vượt sông" ấy mà nhiều người luôn cho rằng ngày 7 tháng 7 Âm lịch là ngày để cầu nhân duyên. Các cặp đôi yêu nhau thường cùng đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên được bền vững, son sắt và hạnh phúc.

Ngoài ra, vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên. Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

Các phong tục trong dịp lễ Thất Tịch

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Tiết Thất tịch tại Trung Quốc. Phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, những người phụ nữ muốn có đôi bàn tay khéo léo, sẽ bày mâm hoa quả, cầu nguyện với Chức Nữ.

Xâu kim

Xâu kim thật nhanh trong đêm trăng là hoạt động có từ lâu đời có từ thời nhà Hán, với ước muốn có được kỹ năng tinh xảo hơn. Người xâu được nhiều mũi kim nhất trong một phút được công nhận là người khéo tay nhất trong tương lai. Tại Hong Kong, những phụ nữ trẻ biểu diễn kỹ năng may và làm tặng phẩm dưới bầu trời đêm.

Khắc trái cây

Khắc trái cây là một hoạt động lễ hội khác. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

Lễ Thất Tịch Việt Nam

Ngày lễ này còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày này trời thường mưa, được gọi là mưa ngâu, là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Tác giả: Mộc