Nguồn gốc truyền thuyết về cây đậu đỏ
Từ xa xưa, người ta đã chọn cây đậu đỏ làm loài cây biểu tượng của sự may mắn và gửi gắm vào đây tình yêu mãnh liệt. Cây đậu đỏ còn được gọi là đậu tương tư, gắn liền với một sự tích thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa.
Thời đó, hai nước Ngụy Tần giao chiến, có một người nước Ngụy đi giữ vùng biên giới, lâu ngày không quay về, vợ anh ta vì quá nhớ mong mà qua đời. Sau khi mai táng, trên mộ của cô mọc lên một loại cây, cành của cây này đều mọc hướng về phía chồng cô đang chiến đấu, nên người ta gọi đó là cây tương tư, bởi hiển nhiên loại cây này đã được gửi gắm nỗi tương tư của con người. Đó là cây đậu đỏ.
Không chỉ vậy, người xưa còn thường đeo nhẫn đậu đỏ, tức là chiếc nhẫn mà trên mặt có khảm hạt đậu đỏ rất đẹp, cũng để biểu đạt tình yêu thương, nỗi tương tư.
Hạt đậu đỏ hơn thế nữa còn có màu đỏ thẫm rất đẹp. Màu đỏ trong phong thuỷ chính là màu của sự may mắn, tượng trưng cho lửa và danh vọng, giúp tăng cường năng lượng và làm rung động cả những thứ vô tri vô giác. Chính vì màu sắc đẹp lạ này cũng với sự tích trên mà hiện nay, đậu đỏ được coi như một vật may mắn giúp người sở hữu đúng cách có thêm nhiều tài lộc, đường tình duyên cũng rộng mở hơn, "hóa hung thành cát", mọi việc đều thuận lợi.
Đây cũng chính là lý do mà cô gái kể trên thường hay cất đậu đỏ dưới gối. Túi đựng đậu đỏ cất dưới gối là một vật phẩm rất hữu ích, vận mệnh, tình duyên của người giữ túi hạt đậu đỏ sẽ đi lên theo hướng tích cực.
Túi đậu đỏ để dưới gối mang lại nhiều may mắn
Cách sử dụng cũng cực dễ, chỉ cần chuẩn bị một ít hạt đậu đỏ, chú ý phải chọn những hạt to, căng mẩy, hạt có màu đỏ thẫm, càng đỏ càng tốt và đặc biệt không được bị sâu mọt gì hết nha.
Nếu không kỹ càng mà lựa trúng hạt bị hư, sứt mẻ thì công dụng sẽ bị giảm đi rất nhiều, phong thủy không còn may mắn và trọn vẹn nữa.
Tiếp theo kiếm một cái túi nhỏ, tốt nhất là túi gấm, bỏ đậu vào và thắt chặt miệng túi, tới đoạn này thì có một lưu ý nho nhỏ nữa là nếu chủ nhân là nam thì thả 7 hạt, nữ thì thả 9 hạt, đừng nhầm lẫn kẻo “túi may mắn” bị mất tác dụng.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm