Loại rau bình dân là kho thuốc bổ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại rau màu xanh thẫm như rau muống chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, chất xơ trong rau muống lại có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
"Theo y học hiện đại, rau muống bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, hàm lượng protein cũng đặc biệt cao, cao gấp 4 lần so với cùng một lượng cà chua", BS Quyên cho hay.
Trong 100g rau muống chứa: 3g chất xơ, 3g protein cùng nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, kẽm, các vitamin C, B1, B2.
Đáng chú ý, theo chuyên gia này, hàm lượng canxi trong rau muống cũng rất cao. Trong 100g nước rau muống chứa 115mg canxi. Với hàm lượng như vậy thì canxi trong rau muống tương đương canxi trong sữa, chuối. Vì vậy, ăn rau muống đúng cách là cách bổ sung canxi hiệu quả.
"Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai
Đáng chú ý, rau muống với 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau là một thực phẩm lành mạnh có thể ngăn ngừa ung thư. Những chất này có thể loại bỏ các gốc tự do gây hại khỏi cơ thể, từ đó cản trở quá trình nhân lên của các tế bào ung thư. Đặc biệt, rau muống rất hiệu quả trong hỗ trợ ngăn ngừa ung thư trực tràng, dạ dày, ung thư da và ung thư vú.
Những lưu ý khi ăn rau muống để không rước bệnh
Theo BS Quyên, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Những người có vết thương hở, đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống. Vì rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
"Ngoài ra những người có cơ thể yếu, đang uống thuốc đông y cũng nên hạn chế ăn rau muống. Vì loại rau này sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc", BS Quyên phân tích.
Theo các chuyên gia chia sẻ: khi ăn rau muống cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi vì đây là loại rau có nguy cơ nhiễm các loại sán cao.
Cụ thể, theo chuyên gia này, các loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau nhút, cải xoong, rau cần, rau muống, ngó sen rất dễ có sán lá gan lớn, sán lá ruột ký sinh.
Cách xào rau muống xanh mướt
Với au muống mua về nhặt thành khúc khoảng 10cm, bỏ lá hư và cọng già, rửa sạch rồi để ráo.
Tỏi đập dập rồi băm nhuyễn.
Luộc rau muốngChần sơ rau muống qua nước sôi với 1 chút muối rồi nhanh tay cho vào chậu nước đá lạnh. Cách làm này sẽ giúp rau muống giòn hơn và giữ được màu xanh mướt.
Tiếp theo bạn luộc rau muống qua đi.
Cho 3 - 4 muỗng dầu ăn vào chảo, đến khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm.
Tiếp đến cho rau vào đảo đều, nêm nếm nước mắm, hạt nêm và đường sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý: Bạn phải xào rau với lửa to, đảo đều nhanh tay rồi tắt bếp để rau không bị nhừ và ngả màu. Xào rau trên lửa to và đảo nhanh tay
Cho rau muống ra đĩa và rắc thêm tiêu để món ăn thêm đậm đà. Rau muống giòn dai, đẫm vị, tỏi thơm thơm, cay cay vị đặc trưng chắc chắn sẽ là một món cơm nhà khó quên.
Món rau muống xào xanh mướt thơm thơm mùi tỏi vô cùng "bắt" cơmMón rau muống xào xanh mướt thơm thơm mùi tỏi vô cùng "bắt" cơm
Saun cùng bạn hãy thưởng thứcThưởng thức món ăn này cùng với chén cơm nóng hổi thì sẽ rất ngon khiến bạn muốn ăn suốt đấy.
Tác giả: Min Min
-
Vứt bỏ bộ phận này của cá chẳng khác gì đổ cả tá chất bổ đi, nhiều người vô tư làm mà không biết
-
2 loại củ rẻ bèo vừa là khắc tinh của tế bào K, vừa giảm đau dạ dày, tốt xương khớp
-
“3 ăn - 2 uống” vào buổi sáng để làm mát lá gan, thải độc cơ thể
-
Có 1 thứ của lợn giàu sắt gấp 18 lần so với trứng gà bổ huyết dưỡng nhan, rẻ như cho
-
7 thực phẩm bổ dưỡng nhưng khiến răng vàng, rụng sớm, muốn bảo vệ răng nhớ làm 1 việc sau ăn