Hai loại củ được nhắc đến ở đây là củ riềng và củ nghệ. Chúng thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những lợi ích tuyệt vời của hai loại củ này đối với sức khỏe.
Củ riềng
Trong y học cổ truyền, củ riềng (còn gọi là cao lương khương), có vị cay thơm, tính ấm, vào hai kình tỳ và vị.
Trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại, củ riềng được sử dụng để làm thuốc với những công dụng chính như sau:
- Tăng cường tuần hoàn máu: Củ riềng có khả năng loại bỏ độc tốt, cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó cung cấp thêm dưỡng chất cho mô da.
- Tốt cho xương khớp: Củ riềng có tác dụng giảm đau xương khớp nhờ chứa các chất mang đặc tính kháng viêm. Trong dân gian, người ta vẫn sử dụng riềng ngâm rượu để xoa bóp, trị đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của riềng chính là trị đau bụng. Nó còn được dùng để giảm tình trạng ói mửa, tiêu chảy, nấc cụt.
- Ngăn chặn sự phát triển của tế bào K: Củ riềng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa nên nó có thể bảo vệ DNA khỏi sự phá hoại của các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Trong củ riềng có chứa một chất tên là galanin. Chất này có vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K nhờ khả năng điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy củ riềng có đặc tính chống lại sự phát triển của các tế bào K rất tốt ở những người bị khối u ở phổi và vú. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn hơn về khả năng này của của riềng cũng như tìm ra cách sử dụng phù hợp nếu dùng để điều trị bệnh.
Củ nghệ
Củ nghệ (còn được gọi là uất kim, khương hoàng) thường xuất hiện ở nhiều bài thuốc dân gian. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng tươi có vị đắng, mùi thơm hơi hắc, tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kháng viêm, giúp liền sẹo.
Củ nghệ có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh tật.
- Hạ đường huyết: Nghiên cứu phát hiện ra rằng chất curcumin trong củ nghệ có thể giúp hạ đường huyết, chống viêm, giữ mức đường huyết ổn định. Các hợp chất được chiết xuất từ củ nghệ cũng có khả năng giúp giảm tình trạng kháng insulin (kháng insulin có thể làm đường huyết tăng không kiểm soát).
- Chữa đau dạ dày: Đa là công dụng được nhiều người biết đến nhất của củ nghệ. Chất curcumin trong củ nghệ có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, giúp bổ sung một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ điều trị các vết loét có sẵn, giảm sự hình thành các vết loét mới, giảm kích thích dạ dày ở người bị đau dạ dày.
- Giảm đau nhức xương khớp: Chất curcumin trong nghệ cũng được chứng minh là có khả năng ức chế các chất trung gian của phản ứng viêm liên quan đến xương khớp.
- Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K: Nghệ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào khối u và giúp các enzyme giải độc trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Chất curcumin cũng giúp điều chỉnh hệ miễn dịch, từ đó tăng khả năng chống lại mầm bệnh của cơ thể.