Cây rau không chăm cũng sống tốt, ăn vào bổ máu, lọc gan sạch từng ngày

07:11, Thứ bảy 17/06/2023

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ được dùng như một loại rau, loại cây này còn sử dụng như một loại dược liệu quý, có thể giúp phòng và điều trị nhiều căn bệnh.

Cây sâm đất, hay còn gọi là sâm rừng, sâm nam, sâm quy bầu,... có tên khoa học là Boerhavia diffusa L thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Cây sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng trung du và miền núi.

4F50C624-4564-4C2E-B484-50C32D551434

Đây là loại cây thân thảo, mọc tỏa ra sát mặt đất, bên ngoài nhẵn và phân nhánh ở phía dưới. Phần rễ của cây phát triển thành củ có màu vàng nhạt. Lá cây sâm đất có dạng hình trái xoan hay hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Hoa sâm đất có màu hồng, nhỏ, mọc ở ngọn thân hay các nhánh. Quả của cây sâm đất mọng, khi chín có màu đỏ nâu, bên trong quả có hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh.

Toàn bộ các bộ phận của cây sâm đất đều có thể dùng làm vị thuốc, bao gồm cả lá, thân và củ nhưng phần củ vẫn được sử dụng phổ biến nhất.

Công dụng của cây sâm đất trong việc giải độc, mát gan

Một trong những tác dụng chính của cây sâm đất là tác dụng giải nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể. 

Để sử dụng cây sâm đất với mục đích giải độc mát gan, bạn chỉ cần chuẩn bị 10 – 15g sâm đất khô. Sau đó, sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hoặc bạn có thể tán sâm đất thành bột mịn để uống. Ngoài ra, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày.

103B0FCB-D093-438C-99D6-459A38769AD6

Cây sâm đất có tác dụng hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, hen suyễn

Theo Đông y, sâm đất có tác dụng giải độc, long đờm. Rễ sâm đất có tác dụng trị ho dai dẳng rất tốt.

Theo đó, để điều trị ho lâu ngày hay hen suyễn, bạn lấy 75g sâm đất tươi cùng với 20g sâm đất khô. Với dược liệu ở dạng tươi, bạn đem đun sôi với khoảng 250ml nước. Còn sâm đất  ở dạng khô đem tán thành bột mịn. Cuối cùng, sử dùng nước sắc để uống bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng là bạn sẽ thấy hiệu quả.

Cây sâm đất tốt cho hệ tim mạch

Một trong những tác dụng của cây sâm đất không thể bỏ qua chính là củng cố sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu, hoạt chất Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol, giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe của tim mạch.

Hơn nữa, sử dụng cây sâm đất hàng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp, điều trị chứng cao huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp cao một cách đột ngột

Sâm đất là loại dược liệu có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp cùng với một số loại thảo được khác. Tùy vào mục đích điều trị bệnh mà chúng ta có thể dùng sâm đất ở dạng bột, cao lỏng, nước sắc hay cao cồn. Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng nó để tránh những hệ lụy nguy hiểm. 

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sâm đất:

 - Phụ nữ mang thai không nên dùng sâm đất.

- Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hay sử dụng sai cách.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc