Hiện nay có nhiều người cho rằng nhưng loại nước uống được chiết xuất từ thủy sâm, hay còn gọi là sâm biển có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như: cao huyết áp, chống lão hoá, chữa mỏi nhức gân cốt, chữa xuyên, lác, ung nhọt, giảm nếp nhăn trên trán, lở loét hay trị bệnh trĩ, thậm chí làm tóc bạc đen trở lại hoặc bóng thêm tóc. Chính vì vậy, loại rau này có giá lên tới 500.000 đồng/kg trong khi trước kia người ta toàn nhổ vứt đi.
Đặc điểm cây sâm biển
Cây sâm biển có tên thường gọi là cây Sam biển, Cây dầu dầu, Cỏ tam khôi. Tên khoa học là Trianthema portulacastrum L, thuộc họ Sam biển – Aizoaceae.
Cây mập, rất nhẵn, nhỏ hoặc mọc bò dài và đâm rễ ở các mấu. Lá mọc đối, không cuống, ôm thân, dày, gần như hình trụ hoặc hình trái xoan ngược ngọn giáo dài 2-4cm, tù ở đỉnh, màu xanh hay tía, một lớn một nhỏ ở mỗi cặp. Hoa mọc đơn độc như là chôn trong nách cuống lá, không cuống, màu hồng nhạt hay trắng lục, có 10-20 nhị; 1 vòi. Quả nang, hình trái xoan thuôn, nứt ngang về phía gốc. Hạt hình thận mắt chim, đường kính cỡ 1mm, hơi có vạch.
Đây là loài cây của các nước nhiệt đới châu Á, châu Đại dương. Ở nước ta, cây mọc phổ biến trong các cồn cát, dọc đường đi, ruộng, rẫy nhất là ở vùng ven biển.
Công dụng của sâm biển
Cây dùng ăn tươi hay nấu chín, nhất là trong mùa nóng như là loại rau giải nhiệt. Người ta cũng dùng cây chế bột làm thuốc xổ nhẹ.
Ở Ấn Độ, lá của thứ trắng dùng trị thuỳ thũng và phù do những nguyên nhân khác nhau; trong trường hợp cổ trướng do gan, viêm màng bụng, thận. Rễ giã ra bột dùng trị mất kinh.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về loài thủy sâm này, trên mang tuy có nhiều tại liệu về sâm biển nhưng hầu hết đều là tài liệu dịch từ nước ngoài với những trích dẫn mơ hồ, khó hiểu. Vì vậy chưa thể khẳng định được tác dụng và thành phần của thủy sâm trong việc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
Cách trồng và chăm sóc rau sâm biển
Đây là loại cây dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc vì cây phát triển nhanh và ít sâu bệnh. Bạn có thể nhân giống bằng cách nhổ cây từ bãi biển đem về đất vườn trồng hoặc tìm mua giống tại các cửa hàng bán rau giống, hoặc đặt hàng qua mạng. Sau 10 ngày trồng, cây bắt đầu thích ứng với môi trường sống mới và bén rễ.
Lưu ý, loại cây này ưa đất pha cát, nhiều chất dinh dưỡng. Trước khi trồng rau sa sâm, nên xử lý đất bằng vôi bột. Nó ưa ẩm nhưng sợ úng nước, mỗi ngày nên tưới cho rau 2 lần vào sáng sớm và chiều tối với lượng nước vừa đủ.
Nên thận trọng khi sử dụng trà thủy sâm
Vì vậy bạn nên cảnh giác trước những chiêu lừa đảo và phóng đại công dụng của thủy sâm nhằm trục lợi cá nhận. Cũng giống như rất nhiều loại nấm khác, thủy sâm cũng chỉ có những tác dụng nhất định chứ không thể chữa được nhiều loại bệnh như đã nêu ở trên được. Tại Nhật Bản, thủy sâm được sử dụng như một thực phẩm, như vậy cũng đơn thuần chỉ dùng thuỷ sâm như một thực phẩm mà thôi.
Về mặt y học thì các hoạt chất chứa trong sâm biển thực sự có tác dụng làm thuốc và hỗ trợ sức khỏe, còn khả năng chữa một số bệnh như đái tháo đường, giảm mỡ máu thì chưa có một nghiên cứu nào khẳng định điều đó. Những thông tin được đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo mà chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tính chính xác của nó cả.
Trong thời gian gần đây, có loại trà thảo được được nhiều nhiều người truyền tai nhau như thủy sâm được quảng cáo rằng nó có tác dụng chống lão hóa, giảm nếp nhăn, thậm chí nhiều bệnh nan y như tiểu đường, ung thư… cũng được hóa giải. Tuy nhiên điều này chỉ có tác dụng giúp bán thủy sâm chứ tác dụng thật sự của nó thì chưa ai chứng minh được. Nên bạn cần tỉnh táo khi có ý định sử dụng thức uống này.
Như vậy, công dụng của thủy sâm, hay cây sâm biển thực sự không hề thần thánh như nhiều người vẫn đồn thổi, tuy nhiên nó vẫn có tác dụng hỗ trợ sức khỏe.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cả 1 con lợn có duy nhất bộ phận chỉ nặng 2 lạng: Quý như nhân sâm, tổ yến ăn không lo tăng cân
-
Buổi tối trước khi đi ngủ đừng uống nước lọc: Uống 4 loại này vừa ngủ ngon, bổ như nhân sâm, tổ yến
-
5 loại cá tự nhiên, thịt chắc ngọt: Đi chợ mà gặp thì phải mua ngay
-
Nghệ sĩ Thương Tín tiết lộ sức khỏe bất ổn, thừa nhận đang bị "quả báo"
-
Bác sĩ cảnh báo: 4 thời điểm không nên tắm, tích thêm bệnh vào người