Mai mực có tác dụng gì?
Mai mực (nang mực) là phần mai cứng bên trong con mực mai, mực nang. Mai mực có hình bầu dục dài, dẹt, hai mép mỏng, ở giữa dày.
Mặt lưng của mai mực có màu trắng hoặc trắng ngà, bên trên lấm tấm các nốt nhỏ và có một lớp màng cứng bao phủ bên ngoài. Mặt bụng của mai mực có màu trắng, có thể có một lớp màng màu vàng trong suốt bao phủ bên ngoài. Mai mực có chất nhẹ, xốp giòn rất dễ dẽ bẻ gãy.
Mai mực loại tốt sẽ chắc, có màu trắng như phấn và không bị gãy vỡ. Mai mực vàng hoặc thâm đen là loại kém chất lượng.
Theo Đông y, mai mực còn gọi là hải phiêu tiêu, ô tặc cốt, có vị mặn, chát, tính ấm; vào các kinh can, thận. Mai mực có tác dụng trừ hàn, thông huyết, cầm máu, trị viêm dạ dày...
Tuệ Tĩnh có đề cập đến vị thuốc này trong sách Nam dược thần hiệu: Hải phiêu tiêu có tên là ô tặc cốt, vị mặn, tính hơi ấm, không độc, ráo mủ chỉ huyết, trị lở, bạch đới, đau bụng, sát trùng, trị lỵ.
Về thành phần, mai mực chứa canxi carbonat, canxi phốt phát, muối natri clorua, các chất hữu cơ, chất keo...
Cách bào chế mai mực rất đơn giản. Mai mực được lấy ra, cạo hết lớp vỏ cứng bên ngoài và đem ngâm nước cho hết mặn. Sau đó, đem mai mực đi phơi hoặc sấy khô. Mai mực khô được tán thành bột mịn. Có thể đem bột mai mực đi sao kỹ trước khi sử dụng.
Một số bài thuốc sử dụng mai mực
- Sử dụng mai mực hỗ trợ trị viêm loét dạ dày
Bạn có thể lấy 4-5 gram bột mai mực để uống trực tiếp với nước ấm hoặc uống cùng nước cơm hoặc nước cháo đều được. Sử dụng 3 lần/ngày.
Một cách sử dụng mai mực để trị bệnh dạ dày khác là dùng 70 gram mai mực, 15 gram bối mẫu, 15 gram cam thảo (tất cả được tán thành bột). Trộn đều các loại bột với nhau và chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng 4-6 gram. Bài thuốc này có tác dụng trị viêm loét dạ dày, tá tràng, ngăn chặn tình trạng dưa thừa axit trong dạ dày.
Bột mai mực và kê nội kim (lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà, đã được sơ chế sạch, phơi hoặc sấy khô) nghiền thành bột mịn, tỉ lệ 1:1. Trộn đều hai nguyên liệu với nhau, mỗi lần dùng 5 gram, sau bữa ăn, ngày dùng 2 lần. Có thể trộn bột thuốc với mật ong để sử dụng hằng ngày.
- Sử dụng mai mực để trị chứng khò khè, thở gấp, nhiều đờm
Mai mực tán thành bột trộn với một ít đường đỏ. Mỗi lần dùng 15 gram.
- Sử dụng mai mực để trị ho ra máu, phụ nữ băng huyết, trẻ chậm lớn
Mỗi ngày dùng 3-8 gram mai mực, dùng liền trong 7-10 ngày sau đó nghỉ 1 tuần. Có thể sử dụng tiếp nếu cần.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Gia vị ‘vàng đen’ của người Việt giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật
-
Cà phê nóng hay đá tốt hơn? Bạn thích uống loại nào?
-
3 loại thực phẩm có thể gây ung thư, đừng vì tiếc rẻ mà rước bệnh vào người
-
6 lợi ích tốt của măng tây đối với sức khỏe
-
Kết hợp giá với 6 thực phẩm này làm tăng testosterone, giúp nam giới khỏe mạnh