Mẹo vắt cam nhanh, kiệt nước, để lâu không bị đắng

13:29, Thứ ba 09/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Khi vắt cam, nếu không cẩn thận, phần tinh dầu trong vỏ cam sẽ lẫn vào phần nước làm nước cam có vị đắng. Để khác phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ dưới đây.

Trước khi vắt cam, hãy gọt bỏ phần vỏ bên ngoài

Nguyên nhân chính khiến nước cam bị đắng là do tinh dầu trong vỏ cam tiết ra trong quá trình vắt bị lẫn vào trong nước cam. Vì vậy, trước khi vắt cam, bạn có thể gọt bỏ phần lớp vỏ bên ngoài (chỉ cần gọt phần vỏ xanh hoặc vàng, để lại phần cùi trắng). Cách này giúp hạn chế tinh dầu làm đắng nước cam.

Không nhấn mạnh tay khi sử dụng dụng cụ vắt cam

Dụng cụ vắt cam giúp việc lấy nước của loại quả này trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng dụng cụ này, bạn cần chú ý không ấn mạnh tay làm tinh dầu trong vỏ cam tiết ra nhiều khiến nước cam bị đắng.

Bạn chỉ cần cắt đôi quả cam, đặt phần lõi trắng vào chính giữa của dụng cụ vắt cam rồi dùng tay nhấn nhẹ, xoay đều cho nước cam chảy ra. Không ấn quá mạnh tay làm tinh dầu vỏ cam tiết ra khiến nước cam bị đắng.

Áp dụng một số mẹo nhỏ khi vắt cam sẽ giúp phần nước cam thu được nhiều hơn và cũng hạn chế tình trạng bị đắng.

Áp dụng một số mẹo nhỏ khi vắt cam sẽ giúp phần nước cam thu được nhiều hơn và cũng hạn chế tình trạng bị đắng.

Làm nóng quả cam trước khi vắt nước

Bạn có thể làm nóng quả cam trước khi vắt nước giúp việc vắt cam dễ dàng hơn, thu được nhiều nước hơn và hạn chế tình trạng nước cam bị đắng.

Bạn có thể làm nóng quả cam trong lò vi sóng khoảng 20 giây ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng lò nướng ở 150 độ trong 3 phút. Nếu không có lò vi sóng hay lò nướng, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước nóng và ngâm cam trong đó khoảng 3-5 phút.

Sau đó, lấy cam ra ngoài, để nguội và có thể vắt như bình thường.

Cho nước cam vào lò vi sóng

Nếu nước cam đã vắt có vị đắng, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để loại bỏ vị này. Hãy cho cốc nước cam vào lò vi sóng và làm nóng ở mức nhiệt vừa (180 độ C) trong vòng 30 giây hoặc làm nóng với lò nướng 150 độ C trong vòng 20-30 giây. Nhiệt độ sẽ khiến tinh dầu trong nước cam bốc hơi và giảm đi vị đắng.

Lăn đều quả cam trước khi bóc vỏ

Bạn có thể để quả cam lên mặt phỏng, dùng tay ép và lăn đều quả cam trong khoảng 10 giây. Cách này giúp giải phóng bớt tinh dầu trong quả quan, giúp cam mềm và dễ vắt nước hơn.

Ép nước cam

Bạn có thể gọt hết phần vỏ của quả cam, tách múi và loại bỏ hạt. Bỏ toàn bộ phần ruột cam thu được vào máy ép để ép lấy nước. Đây cũng là cách giúp vắt kiệt nước trong cam và cũng tránh tình trạng nước cam bị đắng.

Cách bảo quản nước cam

Bạn có thể vắt cam và bảo quản phần nước để dùng trong một thời gian ngắn.

Bạn có thể vắt cam và bảo quản phần nước để dùng trong một thời gian ngắn.

Nước cam cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, nhất là vitamin C đối với cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Với nước cam tươi, bạn nên uống ngay sau khi vắt để nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất. Nếu để ở nhiệt độ thường, chỉ nên sử dụng nước cam trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nhiệt độ môi trường càng cao, nguy cơ nước cam bị hỏng càng nhanh.

Khi bảo quản nước cam trong tủ lạnh, bạn cũng không nên để quá lâu vì như vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm và cũng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt nhất chỉ nên bảo quản nước cam trong tủ lạnh tối đa 24 giờ.

Nên sử dụng chai thủy tinh có nắp đậy để bảo quản nước cam, giúp hạn chế tình trạng oxy hóa của nước cam và cũng giảm nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Sử dụng chai tối màu sẽ giúp tránh tình trạng một số loại vitamin bị phân hủy bởi ánh sáng làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước cam.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: mẹo vặt