Thường thì thai phụ khoẻ mạnh, sức khoẻ bình thường sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, thời gian sinh thực tế so với thời gian sinh dự kiến có thể sớm hơn hoặc chậm hơn một vài ngày tuy nhiên nếu bạn sinh em bé trước khi được 37 tuần tuổi (tính theo ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì được gọi là sinh non.
Do rời lòng mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non rất khó tồn tại hoặc tồn tại khó khăn, với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời. Tại Mỹ, cứ 3 trẻ sơ sinh tử vong thì 2 trong số đó là do sinh non.
Do phổi chưa đủ trưởng thành nên trẻ sinh non có nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đây cũng là đối tượng dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như mù, câm, điếc. Trẻ sinh non cũng rất khó nuôi, thường nhẹ cân, chậm lớn, cha mẹ phải mất nhiều công sức chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để trẻ phát triển kịp như khi trong bào thai.
Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Gò bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng mẹ phải nhớ, khi thấy cơn gò bụng thì "đừng dại" làm những việc dưới đây nếu không muốn sinh non.
Chạm vào bụng khi thấy cơn gò
Khi cơn gò xuất hiện nghĩa là tử cung đang co bóp và "tập" cho lần sinh thật. Nếu lúc này mà mẹ lấy tay xoa bụng sẽ kích thích các cơn gò mạnh hơn, vô tình khiến em bé bị đẩy xuống gần cổ tử cung và gây ra sinh non.
Làm chuyện vợ chồng khi có cơn gò
Theo các chuyên gia, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì làm chuyện ấy trong 3 tháng cuối thai kỳ là hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, nếu trong khi "lâm trận" mà thấy cơn gò thì mẹ nên lập tức dừng lại. Vì cơn gò đã tăng sức nén lên thành tử cung mà còn cộng thêm lực khi làm "chuyện ấy" nữa thì nguy cơ bé ra đời sớm là rất cao.
Nhịn tiểu
Mẹ bầu lưu ý khi cảm thấy bụng gò cứng mà lại buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay. Nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị căng, lấn diện tích sang tử cung khiến cơn gò kéo dài hơn.
Ngoài ra, còn có những thông tin khác liên quan đến cơn gò, rất quan trọng như:
- Nếu cơn gò kèm theo đau nhức ở chân, đó có thể là triệu chứng suy tĩnh mạch không hiếm gặp ở bà bầu.
- Nếu cơn gò kèm theo chứng đau nửa đầu, có nguy cơ các mẹ bị hội chứng tiền sản giật.
- Nếu cơn gò đi kèm đau thắt ngực, gây khó thở, có thể là một dấu hiệu của bệnh tim.
Hầu hết các cơn gò tử cung là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho bà bầu và sẽ hết trong vài phút. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp cơn gò đi cùng các dấu hiệu lạ như đau tức ngực, khó thở, đau chân, đau đầu, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Tác giả: Vũ Hồng Loan
-
Mẹ bầu nào cũng phải biết các kiêng cữ sau sinh này kẻo hối hận cả đời
-
Giật mình với những mối họa thai nhi phải "gánh" khi mẹ bầu dùng mỹ phẩm vô tội vạ
-
Mang thai mà bị sưng phù, mẹ bầu hãy làm theo những mẹo này
-
Khi mang thai mà ăn những thực phẩm này mẹ mất con lúc nào chẳng hay hãy cẩn thận
-
Mang thai tháng thứ mấy thì tiêm phòng