Cha mẹ F0 chăm sóc con F1
Chị Lê Thị Hoa (29 tuổi, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) dương tính với SARS-CoV-2 ngày 23/2 với triệu chứng mệt mỏi, có sốt. Trước đó 2 ngày chị có hiện tượng đau họng nhưng test nhanh trong 2 ngày 21, 22/2 đều cho kết quả âm tính.
Hiện tại, chồng và con trai chị đều âm tính. Chị Hoa cách ly trong phòng riêng, sử dụng nhà vệ sinh riêng và nhường toàn bộ khôn gian sinh hoạt bên ngoài cho chồng.
Tuy nhiên, do con còn nhỏ không tách được mẹ nên chị Hoa đành phải cho con cách ly cùng. Để giữ an toàn cho con, chị Hoa phải dùng 2 lớp khẩu trang, sử dụng găng tay khi cho bé ăn. Để giữ sức đề kháng cho con, chị đã mua thêm siro và sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con.
Ngay cả lúc ngủ chị vẫn đeo khẩu trang 24/24 để tránh lây lan dịch cho con. Do chưa sử dụng thuốc kháng virus, con nhỏ chưa cai sữa nên chị được mọi người khuyên vẫn cho con bú sữa bình thường.
Chị Nguyễn Thị An (31 tuổi, Xuân Phương, Bắc Từ Liêm) cũng chung cảnh mẹ F0 chăm con nhỏ F1. Ban đầu khi chồng chị dương tính với SARS-CoV-2, chị đã cách ly chồng một phòng riêng. Chị và con gái 3 tuổi sinh hoạt chung ở ngoài. Sau khi chồng khỏi thì đến lượt chị trở thành F0. May mắn là con gái vẫn cho kết quả âm tính.
Để chăm sóc con nhỏ, chị đã phải mua rất nhiều xịt khuẩn, găng tay, khẩu trang N95 để sử dụng 1 lần. Chỉ 3 ngày chị đã dùng gần hết 280 đôi găng tay, vì khi bật công tắc nhà tắm hay vào nhà vệ sinh đều phải sử dụng găng tay. Thậm chí, khi lấy đồ ăn, rửa bát chị cũng phải sử dụng găng tay.
Mẹ F0 chăm sóc con nhỏ F1 sao cho an toàn?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 – khuyên: "Khi sống chung, mọi người cần tuân thủ quy tắc: F1 được ưu tiên dùng đồ trước, F0 dùng sau; luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là cách để hạn chế lây nhiễm”.
Nói về chăm con F0, bác sĩ Khanh cho biết, nhiều phụ huynh đã cùng con đi qua những ngày F0 mà vẫn không bị lây, chỉ nhờ rửa tay, khẩu trang, phòng thông thoáng.
Nếu cha hoặc mẹ của trẻ là người đã được tiêm vaccine, lại mang khẩu trang kỹ thì khả năng bị lây là thấp dù trực tiếp chăm con F0. Vaccine giúp chúng ta giảm nguy cơ bị lây, chỉ khi nào tiếp xúc với một lượng virus thật lớn mới có khả năng bị lây lan.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bác sĩ BV Việt Đức nhắc nhở: 2 lý do khiến F0 dễ tái nhiễm, thời gian nên tiêm vắc-xin sau khi khỏi bệnh
-
2 di chứng nặng nề nhất ở phổi mà F0 có thể gặp: Phổi trắng tinh nếu phát hiện muộn
-
7 thứ nên ăn, 3 món cần tránh với F0, dù bị nặng hay nhẹ: Nhớ để nhanh khỏi bệnh, ít di chứng
-
F0 cần cách ly bao lâu? Thời điểm nào dễ lây cho người khác nhất: Chuyên gia giải đáp chi tiết
-
Nhiều F0 tái nhiễm sau chưa đầy 2 tháng: Chuyên gia lý giải nguyên nhân