7 thứ nên ăn, 3 món cần tránh với F0, dù bị nặng hay nhẹ: Nhớ để nhanh khỏi bệnh, ít di chứng

08:00, Thứ sáu 25/02/2022

( PHUNUTODAY ) - Dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp F0 nhanh khỏi bệnh, ngừa di chứng. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên chú ý một số điểm sau khi ăn uống.

Khi mắc Covid-19, bên cạnh việc dùng thuốc gì, theo dõi triệu chứng bệnh ra sao thì dinh dưỡng là vấn đề rất được quan tâm. Có 7 thứ người bệnh nên ăn nhiều và 3 món nên tránh xa để khỏi bệnh nhanh, ngừa di chứng.

F0 nên ăn những thực phẩm gì?

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Trứng, khoai lang, đu đủ, bưởi cam, lươn trạch, cá chép, giá đỗ, tôm, rong biển, thịt bò, sữa, các loại đậu và rau gia vị như hành tỏi gừng.

+ Lòng đỏ trứng, bí đỏ giàu vitamin A: Có tác dụng duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc và tiêu hóa. Đồng thời còn tạo ra kháng thể trên bề mặt của niêm mạc. Vitamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, xoài, bông cải xanh, cải bó xôi…

+ Trái cây giàu vitamin C: Đây là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự tiến triển của chứng viêm phổi do cô vít gây ra. Đồng thời còn giúp cải thiện chức năng hô hấp. Những thực phẩm giàu vitamin C gồm: Chanh, bưởi, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ, cam, ớt chuông…

+ Cá chép, lươn trạch giàu vitamin D: Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Vì vậy, F0 nên tiếp xúc với ánh nắng 15 – 30 phút/ngày qua cửa sổ để giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Ngoài ra, F0 cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua một số loại thực phẩm giàu vitamin D như: Cá chép, cá trắm cỏ, lươn, trạch, sữa, lòng đỏ trứng gà, sữa, ngũ cốc…

+ Giá đỗ, đậu nành giàu vitamin E: Loại vitamin này có chức năng thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch. Nó có nhiều trong sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…

+ Gạo lứt, rong biển giàu Selen: Selen là một chất chống oxy hóa mạnh với tác dụng chống nhiễm trùng. Nó có nhiều trong gạo lứt, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…

+ Cua ghẹ, sữa giàu kẽm: Kẽm giúp điều hòa hệ miễn dịch và các phản ứng viêm. Chất này có nhiều trong thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ như hàu, sò, thịt bò, lòng đỏ trứng, sữa bột, cua ghẹ, các loại hạt họ đậu, vừng…

+ Cá hồi, hạt óc chó giàu Omega 3: Là chất đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Từ đó làm giảm các triệu chứng viêm do Covid-19 gây ra. Những loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá basa, các trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt maccca, hạt óc chó, hạt chia…

+ Tía tô, gừng tỏi cung cấp Flavonoid: Đây là chất chống oxy hóa mạnh lại thêm khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó mà giúp cơ thể có đủ sức chống chịu với Covid-19, hạn chế nguy cơ trở nặng. Những loại thực phẩm giàu chất này gồm: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, rau lá màu xanh.

+ Sữa chua: Chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời còn cải thiện đường ruột, giúp giảm cảm giác chán ăn. Nhờ vậy mà cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để chống lại Covid-19 hoành hành. Probiotic có nhiều trong sữa chua, phô mai.

67

Các loại thịt cá giàu chất đạm

Chất đạm chính là nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ lại các triệu chứng do Covid-19 gây ra. Đồng thời, nó vận chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể, cung cấp đủ sức chịu đựng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ trở nặng.

Những thực phẩm có nhiều chất đạm gồm: thịt, cá, đậu, đỗ, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng.

Cơm và các loại thực phẩm cung cấp chất bột đường

Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trong một số tế bào các các mô như hồng cầu, não bộ thì chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất. Vì vậy, người bình thường không nên bỏ qua thì người nhiễm Covid-19 càng không được bỏ qua.

Bạn có thể bổ sung chất bột đường thông qua thực phẩm họ đậu, khoai tây, ngô, bánh mì, gạo…

Thịt trứng sữa và các loại hạt chứa chất béo

Chất béo giúp cung cấp năng lượng và tăng khả năng hấp thu các loại vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.

Những thực phẩm giàu chất béo gồm thịt, trứng, sữa, các loại hạt có dầu, bơ, mỡ lợn.

Ngoài ra bạn còn cần uống đủ nước, trung bình là 2 lit/ngày. Nếu có bị sốt, tiêu chảy thì cần uống nhiều hơn để tránh tình trạng bị mất nước. Đồng thời, bạn nên uống nước ấm và chia ra uống nhiều lần trong ngày, không nên chỉ uống khi thấy khát. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả nguyên chất để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

9

Vậy F0 đang điều trị tại nhà nên tránh những thực phẩm nào?

Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo là F0 nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ, không ăn kiêng. Tuy nhiên, có một số thực phẩm mà F0 vẫn nên hạn chế, càng ăn ít càng tốt. Bởi, bình thường nó đã không có lợi cho sức khỏe.

+ Nội tạng động vật: Mặc dù món này được nhiều người thích song lại có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Vì vậy, người nhiễm Covid-19 với hệ tiêu hóa không khỏe mà ăn vào thì sẽ không tiêu hóa hết được. Chất béo tích tụ lại dẫn tới các vấn đề về tim mạch và béo phì. Đó là còn chưa kể loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.

+ Thực phẩm chứa nhiều muối như đồ hộp, dưa muối, cà muối…

Nhóm thực phẩm này vốn đã được các chuyên gia khuyến cáo người bình thường khỏe mạnh nên hạn chế ăn. Bởi, nó có nhiều muối vốn không tốt cho sức khỏe, khiến cơ quan nội tạng phải hoạt động nhiều hơn.

Trong khi đó, những người mắc Covid-19 thì tình trạng sức khỏe còn không được như bình thường. Nếu ăn những thực phẩm này sẽ khiến nội tạng bị tổn thương dẫn tới việc cơ thể không có đủ sức chống lại Covid-19. Cuối cùng, có thể làm tăng nguy cơ trở nặng.

+ Những loại thực phẩm như nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng không nên đụng tới vì sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo