Bác sĩ Nhi liệt kê 5 nhóm thuốc nên sẵn sàng khi nhà có trẻ là F0: Cần đến là có dùng ngay

( PHUNUTODAY ) - Hiện tại, F0 là trẻ em đang có xu hướng tăng cao. Vậy cha mẹ nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc gì để đề phòng nếu không may con thành F0.

Liên quan tới vấn đề này, trong nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ F0 tại nhà. BS. Mạnh Cường (khoa Nhi – BV Quân y 103) có chia sẻ về những loại thuốc mà nhà có trẻ là F0 cần chuẩn bị.

Nhóm đầu tiên: Thuốc hạ sốt

Theo BS. Cường, cha mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C.

Với trẻ dưới 12 tháng thì dùng viên đặt còn từ 1 tuổi trở lên thì cho dùng dạng bột, siro.

Các loại thuốc dùng hạ sốt cho trẻ gồm: Efferalgan, Ibuprofen

Nếu cho bé uống hạ sốt mà mãi không hạ thì nên cho đi viện ngay. Việc trẻ sốt cao mãi không hạ sẽ gây co giật.

Nhóm thứ 2: Các loại thuốc chữa ho, ngạt mũi

Các loại thuốc ho gồm:

+ Methophan siro, AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt.

+ Xịt họng: Olyfrin, Xitrat

+ Nước muối sinh lý

+ Thuốc nhỏ mũi Otriven cho bé dưới 1 tuổi và Ottrivin cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Với thuốc ho chỉ dùng trong trường hợp bác sĩ chỉ định cho những bé ho nhiều, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, bú, chơi, học tập và bị ho khan. Đồng thời, nên cho bé uống nhiều nước để giảm cơn ho.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều bữa hơn. Còn trẻ lớn hon thì có thể bổ sung nước hoa quả để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.

Nước muối sinh lý để bé dùng để súc miệng 5 – 6 lần/ngày. Ngoài ra còn có thể dùng để rửa mũi cũng 5 – 6 lần/ngày. Lưu ý là cả nước súc miệng lẫn rửa mũi cần là nước ấm.

15

Nhóm thứ 3: Thuốc long đờm

Các loại thuốc long đờm cho trẻ gồm:

+ Neo-codion: Dùng cho trẻ lớn

+ Methopan siro: Dùng cho trẻ >6 tháng

+ Halixol: Dùng chung cho trẻ nhỏ

Thuốc long đờm được sử dụng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc, trẻ không khạc ra được. Cẩn lưu ý là thuốc này không được dùng cùng lúc với thuốc giảm ho và phải có chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng kháng sinh.

Nhóm thứ 4: Điện giải Oserol

Oserol có cả dạng gói và dạng chai, mẹ có thể chuẩn bị sẵn. Nó được dùng trong trường hợp bé sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều (>3 lần/ngày, phân lỏng hoặc tóe nước).

Với trẻ >1 tuổi cho uống 5 – 15ml mỗi 5 phút.

Đặc biệt, mẹ không được pha Oserol vào sữa mẹ để cho con uống.

Nhóm thứ 5: Men vi sinh và kháng sinh trị đi ngoài

Nhóm này bao gồm:

+ Men Vi sinh Virvic, enterogremi…

+ Kháng sinh Biseptol siro, Sulfamethoxazol.

Nếu bé đi ngoài >3 lần/ngày và đi dạng phân lỏng hoặc tóe nước thì cho bé dùng men vi sinh Virvic, enterogremi hoặc kháng sinh. Kháng sinh cần dùng đủ liều, đủ 5- 7 ngày và theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý cho con dùng và dừng đột ngột.

Ngoài các nhóm thuốc kể trên, Bác sĩ cũng khuyến khích cha mẹ có con là F0 nên cho con ăn uống đầy đủ. Thực hiện xúc họng, xông phòng, bổ sung thêm Kẽm và Multivitamin....

Đối với các loại thuốc như chống đông máu, dị ứng, chống viêm, kháng sinh... Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hãy nhớ, luôn tạo tinh thân tốt cho trẻ em. Dành thời gian đọc sách cho con trước khi đi ngủ, nghe nhạc không lời ( Baroque) giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cả nhà cùng nhau tập thể dục, cùng nghe nhạc, nấu ăn... Điều này cũng sẽ giúp bé phấn chấn, nhanh khỏi bệnh.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link