Mẹ vừa ngủ thiếp đi, giật mình tỉnh dậy thấy con gái 6 tháng đã ngừng thở bên cạnh: Là do một thứ

( PHUNUTODAY ) - Đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 1 tuổi cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm nom, bởi bất cứ thứ gì cũng có thể trở nên nguy hiểm với trẻ.

Mẹ ngủ trưa, bé 6 tháng tuổi qua đời từ lúc nào không biết

Cô Lin sinh được một bé gái trắng trẻo, mập mạp, đáng yêu vô cùng. Để chào đón thành viên mới trong nhà, cô Lin chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho con bao gồm bỉm, sữa bột. Đồng thời, cô cũng sợ con gái rơi nên làm thêm lan can trên giường ngủ của con.

6 tháng trôi qua nhanh chóng, cô Lin xin nghỉ việc luôn để chuyên tâm chăm sóc con gái ở nhà. Vậy mà cuối cùng bi kịch đã xảy ra. Hôm đó, cô Lin vừa đưa con gái tới buổi họp mặt chia sẻ của các bà mẹ trẻ sơ sinh ở địa phương. Cô cũng nhân tiện mua đồ ăn cho con ngày hôm ấy. Khi về nhà, cô Lin cho con ăn rồi dỗ dành con ngủ trưa.

Khi thấy con ngủ, người mẹ yên tâm đi ăn trưa, xong xuôi tất cả, cô Lin cảm thấy mệt nhoài nên đã lên giường nằm nghỉ ngơi. Vì quá mệt nên cô ngủ thiếp ngay đi sau khi chạm vào gối.

Lúc tỉnh dậy, cô Lin vô cùng hốt hoảng khi thấy cổ con gái mình mắc vào khe hở giữa hàng rào và nệm, toàn thân bé lơ lửng trên không, khuôn mặt nhỏ nhắn tái nhợt. Thấy thế, cô vô cùng hoảng sợ, đôi tay gầy yếu cố gắng phá bỏ lan can để bế con ra ngoài rồi gọi cấp cứu.

Thế nhưng khi con gái được đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói với cô Lin rằng con gái cô đã bị lan can bảo vệ làm ngạt thở, không thể qua khỏi. Nghe thế, sức lực toàn thân của cô Lin như bị hao mòn, cô ngồi sụp xuống đất ngay lập tức rồi nức nở không thành lời. Cô thật không ngờ chính vì tính cẩn thận nên đã làm hàng rào cho con nhưng lại chính vì thế mà hại con.

Thực ra, thêm một lan can bảo vệ thực sự có thể bảo vệ trẻ bò khắp nơi. Nếu không có lan can thì con dễ bị ngã xuống đất và bị thương. Thế nhưng kẽ hở dưới lan can cũng là một mối nguy lớn về an toàn. Có không ít trường hợp trẻ qua đời do lan can nhưng nhiều mẹ vẫn không mấy để tâm.

Trước đó, cũng từng có trường hợp 1 bé 7 tháng tử vong với nguyên nhân tương tự.

En bé xấu số có tên là Yuri Chua Le En, 7 tháng tuổi, sống tại Lurong, Singapore.

Trước đó, để rèn tính tự lập cho con, từ khi 6 tháng tuổi, bố mẹ của Yuri đã để cho con gái ngủ riêng một phòng. Khoảng 7 giờ tối, mẹ của Yuri vỗ về con ngủ, sau đó đặt con trên một chiếc nệm ở giữa giường lớn.

Cũng vào thời điểm đó, cha mẹ bé đều bị ốm và sợ lây bệnh cho con nên đã không ngủ cùng phòng. 7 giờ sáng hôm sau, bố của Yuri vào phòng con kiểm tra thì thấy con gái mình đã tử vong, cơ thể “gần như mắc kẹt giữa khoảng trống của nệm và thanh chắn giường”. Mặt của bé quay về phía thành giường.

Cảnh sát trưởng bang Kamala Ponnampalam cho hay, đây là một tai nạn đáng tiếc. “Bé bảy tháng tuổi thường lăn tròn trên giường nhưng không thể bò hoặc leo trèo ra khỏi giường. Vì vậy, nếu bé vô tình lăn vào một khe hở nào đó thì sẽ rất khó thoát ra”.

Ngoài lan can, còn có một số vật dụng cha mẹ không nên để trong phòng ngủ vì có thể gây hại cho bé:

+ Tủ trong gia đình:

Nhiều gia đình hay chọn tủ đứng đặt trong phòng ngủ để đựng cho nhiều đồ. Khi trẻ mở ngăn kéo, lực không vững có thể khiến tủ bị đổ xuống. Khi ấy, trẻ không đủ sức để chống khiến tủ bị lật. Điều này làm trẻ bị tủ đè và bị thương nặng.

+ Chuông, đồng hồ báo thức:

Khi còn nhỏ, thính giác của bé chưa hoàn thiện. Những âm thanh sắc nhọn như chuông, đồng hồ báo thức đột nhiên vang lên sẽ gây khó chịu cho trẻ. Về lâu dài, nó còn có thể là nguyên nhân gây ra cú sốc đột ngột lên màng nhĩ. Khi đó, bé dễ bị cáu gắt, quấy khóc.

+ Thiết bị phát wifi:

Theo TS. Devra Davis – nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường Mỹ cho biết: Đã có bằng chứng xác thực chứng minh rằng bức xạ từ điện thoại di động làm thay đổi cấu trúc DNA và sự trao đổi chất ở não. Sóng wifi cũng là tác nhân làm giảm khả năng học tập của trẻ. Trẻ em là đối tượng có thể hấp thu bức xạ lớn hơn nhiều so với người lớn. Bởi não bộ trẻ đang trong quá trình hoàn thiện và chứa chất lỏng nhiều hơn. Do đó, mối nguy hiểm tiềm ẩn nhiều hơn.

+ Dao, đồ vật sắc nhọn:

Những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, kim tiêm… đều không nên để trong phòng ngủ của bé. Bởi trẻ dễ lầm tưởng là đồ chơi, nghịch ngợm và gây thương tích cho bản thân hoặc xảy ra những chuyện đáng tiếc.

+ Thú nhồi bông:

Thú nhồi bông chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn… Bông sợi hóa học còn có chất độc hại gây chảy nước mắt, mẩn đỏ, nhiễm trùng da và nhiều vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, thú nhồi bông còn có thể rơi lên mặt trẻ và chặn đường thở. Nếu không kịp thời thì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng bé.

+ Không treo gương

Bởi vì gương phản xạ năng lượng mạnh có thể làm trẻ khó ngủ vào ban đêm cho nên không cần thiết phải đặt gương trong phòng ngủ của con bạn. Sự phản chiếu của một chiếc gương treo trong phòng đôi khi còn hình thành những liên tưởng, ám ảnh gây sợ hãi, không an toàn, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và tư duy của trẻ.

Tác giả: Thạch Thảo