Mẹo để các mẹ chơi đùa với trẻ được lâu hơn

( PHUNUTODAY ) - Làm sao khi bố mẹ chơi đùa với trẻ mãi mà trẻ không chán là một bí quyết không phải ai cũng làm được. Bài viết sau sẽ chỉ ra những mẹo để chơi đùa với trẻ được lâu hơn.

Việc chơi đùa với trẻ không phải chỉ là việc chơi để cho bé cười mà chơi đùa còn là một kỹ năng hết sức quan trọng nó sẽ giúp trẻ hình thành thói nhiều thói quen như giao tiếp, tư duy,... về sau. Vậy những mẹo, những nguyên tắc khi vui chơi với trẻ như nào? Bố mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

1. Nên dịu dàng với trẻ nhỏ

 Ảnh minh họa. Nguồn: hotkids.vn.

Nếu bạn tỏ ra vẻ nghiêm trọng khi hỏi bé một vài vấn đề thì lúc này bé sẽ chẳng hào hức chút nào để trả lời bạn những câu hỏi đó một cách nhiệt tình. Tuy nhiên nếu bạn hỏi bé với giọng dịu dàng và nựng bé như :” Con tên là gì? Con bao nhiêu tuổi? Con đang sống ở đâu? Con thích ăn món gì nhất? Con yêu thích màu nào nhất nhỉ?” thì bé sẽ tỏ ra thích thú khi trả lời với bạn.

2. Không nên phân biệt các trò chơi giữa bé trai và bé gái

Cha mẹ tuyệt đối không nên phân biệt các trò chơi chỉ dành cho bé gái hay bé trai: búp bê, ô tô, xếp hình, siêu nhân, lắp ghép… Không nên bắt các bé trai chỉ được chơi các đồ thuộc về kỹ thuật. Lý do là khi chơi búp bê, các bé thường có xu hướng đồng nhất mình với nó. Bé sẽ tưởng tượng khi cho búp bê đi trên oto, cho búp bê ngủ hay tắm,…

3. Khi chơi xong nên xếp gọn gàng lại

 Ảnh minh họa. Nguồn: hotkids.vn.

Nhiều trẻ khi chơi các trò như lắp ghép, xếp hình ,... xong đều vứt bỏ chúng lung tung rồi chạy nghịch thứ khác. Trẻ có thói quen như vậy là do cha mẹ chưa thực sự dạy con cách dọn dẹp đồ đạc khi chơi xong. Vì vậy, mỗi chúng ta nên hình thành thói quen này cho trẻ trước 4 đến 5 ngày. Khi nào hết giờ chơi, hãy hướng dẫn bé xếp đồ vào giỏ, hộp.

4. Khen trẻ đúng lúc

Nếu trẻ làm được một việc tốt gì đấy thì bạn đừng tiết kiệm lời, hãy khen bé một câu điều đó sẽ giúp bé có động lực làm những điều tốt đẹp hơn. Và bạn đừng quên vỗ tay khuyến khích trẻ hành động.

5. Khơi dậy trí tưởng tượng của bé khi chơi các trò chơi

Các trò chơi như ghép hình, vẽ tranh, nặn hình,... sẽ khơi dậy trí tưởng tượng phonh phú ở bé. Chẳng hạn, từ một mẩu đất nặn thành một con gà hay một bông hoa sẽ làm cho bé rất thán phục, tò mò hơn.

Ngoài ra bạn có thể vận dụng hội họa để dạy bé biết cách tưởng tượng.

6. Tạo ra những trò chơi phong phú và đa dạng

Những trò chơi phong phú và đan dạng sẽ góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là những trò chơi như âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ,... sẽ rất giúp ích cho khả năng phát triển của con. Hãy giúp bé làm quen với những khái niệm bé chưa biết. Tuy nhiên, bạn cần tính đến sự phù hợp của đồ chơi với lứa tuổi của bé.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang