Thật không may là hầu hết phụ nữ khi mang thai đều không có đủ lượng sắt cần thiết, đặc biệt là từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9. Lượng sắt bị thiếu đến một mức nhất định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Thực ra, nhiều bà bầu có lượng sắt khá thấp vì trước đó họ bị mất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt hằng tháng. Đến khi mang thai thì yêu cầu về lượng sắt trong cơ thể của người mẹ tăng lên đáng kể. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên khoảng 50% so với người bình thường. Và bạn cần thêm lượng sắt để tạo các huyết sắc tố nhiều hơn, đồng thời giúp nhau thai và em bé phát triển.
Những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu đối với bà bầu
Khi bị thiếu máu, các bà bầu thường có hiện tượng da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường. Đôi khi có cảm giác mệt mỏi bất thường, uể oải, khó chịu, dễ bực tức, đuối và dễ nhiễm bệnh. Hay bị nhức đầu và dễ bị xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu. Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Đặc biệt, có một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thụ sắt và có thể giải quyết phần nào.
Thiếu máu diễn ra như thế nào
Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai nhưng mẹ bầu cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Bạn cũng có thể bị thiếu máu khi không nhận được đủ axit folic, vitamin B12 hay cũng có thể do bạn mắc bệnh rối loạn máu di truyền như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Do đó, để điều trị bệnh thiếu máu phải dựa vào nguyên nhân, không phải cứ bị thiếu máu là bổ sung sắt.
Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh. Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.
Cách điều trị thiếu máu khi mang thai
Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước, axit folic. Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 tốt cho các bà bầu là những thực phẩm như trứng, thịt và sữa.
Khi đi khám nếu mẹ bầu có triệu chứng bị thiếu máu, bác sĩ sẽ kê các loại dược phẩm bổ sung sắt. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng thường sẽ nằm trong khoảng 60 đến 120mg sắt nguyên tố mỗi ngày, chưa kể lượng sắt bổ sung trong các loại thuốc bổ cho thai phụ. Các mẹ lưu ý nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đừng bao giờ bổ sung nhiều sắt hơn so với lượng sắt được kê đơn.
Để hấp thu nhiều sắt nhất có thể, nên uống viên sắt khi đang đói, uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước cam, vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, nhưng đừng uống với sữa vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt. Cà phê và trà cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.