2 căn bệnh bạn có thể bạn đang gặp phải từ chứng đổ mồ hôi nhiều
1, Lượng đường trong máu thấp
Lượng đường trong máu thấp, hạ đường huyết hay đường huyết thấp cũng là một chứng bệnh phổ biến có nhiều người mắc.
Trong thực tế, những người có thói quen thường xuyên không ăn sáng, trong thời gian dài cũng cso thể dẫn đến mắc bệnh đường máu thấp. Mặc dù đây là một dạng bệnh không nặng, vì hàm lượng đường trong máu thấp chỉ có tính tạm thời, nếu bổ sung kịp thời ngay sau đó thì chỉ số đường huyết lại trở về bình thường.
Hiện tượng đường trong máu thấp xảy ra chủ yếu ở những người có thể chất khá yếu ớt, khí huyết không đủ, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Trong trường hợp này, họ rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể thiếu sức sống, hít thở mệt mỏi.
Trong trường hợp lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, có thể dẫn đến chóng mặt và ngã ngất xỉu. Nếu bạn thuộc nhóm người này thì nên chú ý mang theo ít kẹo bánh hoặc sô cô la theo người, khi cảm thấy cơ thể không được khỏe hoặc rơi vào tình trạng khó chịu thì nên ăn đồ ngọt bổ sung ngay. Sau khi ăn thì tình trạng chóng mặt và tụt đường huyết sẽ giảm.
2, Bệnh cường giáp
Cường giáp là một căn bệnh liên quan đến tuyến giáp thông thường, chủ yếu là do rối loạn hoóc môn tuyến giáp gây ra. Đặc tính chính của nó là không dung nạp nhiệt, ra mồ hôi, và sẽ rất khó chịu, nóng nảy thất thường, tâm trạng không ổn định, giấc ngủ chập chờn không sâu, thi thoảng gây ra mất ngủ, trạng thái tinh thần kém, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống bình thường.
Ra mồ hôi là trạng thái hoạt động bài tiết bình thường của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ra mồ hôi trong khi ăn cơm, cả mùa hè lẫn mùa đông, thì bạn nên cẩn thận.
Cần làm gì khi cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi?
Khi ra nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải, uống một cốc nước mát nhằm hạ nhiệt cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài
Để đảm bảo sức khỏe, nếu có dấu hiệu ra mồ hôi bất thường nên đi kiểm soát tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi. Cách chữa trị hiệu quả nhất chỉ có khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay mà nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi ngoài việc tác động vào nguyên nhân gây bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ những mặc cảm cá nhân. Vệ sinh cá nhân thường xuyên, ở nơi thoáng mát. Nên mặc quần áo rộng thoáng, uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Tác giả: Mộc
-
10 lợi ích VÀNG từ mật ong, nhà nào cũng có 1 lọ mà hiếm ai biết tận dụng, đặc biệt là số 1
-
Tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi: Đa số trẻ t.ử v.ong do cha mẹ chủ quan điều trị tại nhà
-
Tiết lộ 4 huyệt vị tốt nhất giúp giải độc gan, xóa tan mọi ‘bực tức’: Người sau 30 tuổi không thể bỏ qua!
-
Quan hệ tình dục: Dù 1 hay bao nhiêu lần bạn cũng phải nằm lòng điều này kẻo có ngày hối không kịp
-
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu này cần lập tức tới bệnh viện ngay kẻo cứu không kịp