Trong quá trình chế biến, sẽ không tránh khỏi những lúc nêm nếm quá mặn. Để giảm độ mặn của món ăn khi lỡ tay cho nhiều mắm, muối, bạn có thể thử những cách đơn giản dưới đây.
Là người nội trợ trong gia đình, bạn luôn mong muốn món ăn mình nấu phải thật hoàn hảo, nhưng đôi khi chỉ vì một chút sơ suất mà món ăn không được như ý muốn.
Thông thường, khi nấu ăn, nếu món ăn lỡ bị mặn, nhiều người sẽ nhanh chóng thêm nước vào nồi. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp với các món canh. Đối với những món khác, để giảm độ mặn, bạn có thể áp dụng một vài cách sau:
Dùng giấm hoặc nước chanh tươi
Khi món ăn bị mặn, bạn có thể thử thêm gia vị hoặc thành phần có tính axit như nước cốt chanh, giấm ăn hoặc các loại quả chua để trung hòa độ mặn. Hãy cho gia vị vào món ăn một cách từ từ, sau đó nêm nếm lại đến khi thấy vị mặn giảm bớt.
Cố gắng chọn loại gia vị chua phù hợp với đặc điểm hương vị của món ăn. Để an toàn, bạn có thể chọn loại có vị trung tính như giấm gạo hoặc giấm rượu trắng, vì chúng tương thích với rất nhiều món khác nhau.
Dùng khoai tây
Thái mỏng những lát khoai tây sống và thả vào nồi canh hoặc món xào bị mặn, để ít nhất 15 phút. Những lát khoai tây này sẽ hút muối rất hiệu quả, sau đó bạn chỉ cần cho thêm một chút bột ngọt là nồi canh sẽ ngon như ban đầu.
Dùng mật ong
Mật ong không chỉ giúp giảm vị mặn mà còn làm tăng hương vị cho món kho, súp nhờ vị ngọt thơm tự nhiên. Bạn chỉ cần nêm 1 thìa nhỏ mật ong để giảm vị mặn và làm món ăn thêm thơm ngon. Nếu không có mật ong, bạn có thể sử dụng đường để thay thế.
Dùng lòng trắng trứng
Một mẹo giảm độ mặn mà không cần thêm nước sẽ khiến bạn bất ngờ. Những món canh, súp bị mặn có thể được khắc phục hiệu quả bằng cách thả lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt còn nguyên vào nồi (không đánh tan), để sôi 5 phút rồi vớt ra. Cách này giúp giảm đáng kể vị mặn của món ăn. Tùy theo lượng thức ăn, bạn có thể điều chỉnh số lượng lòng trắng trứng cho phù hợp.
Dùng cà chua
Cà chua cũng là loại thực phẩm giúp giảm bớt vị mặn hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt cà chua thành những lát dày rồi cho vào món ăn, ngâm từ 10 đến 15 phút để nó hút bớt muối. Tuy nhiên, cà chua sẽ không hiệu quả bằng lòng trắng trứng vì chất chua của nó rất nhẹ dịu.
Bí kíp nêm gia vị chuẩn đầu bếp
Gia vị chính là linh hồn của món ăn. Khi bạn nêm nếm ngon, món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Muối: Đối với các món canh, luộc, xào, bạn nên cho muối ở giai đoạn nước bắt đầu sôi và khi thực phẩm chuẩn bị chín. Với món kho, nướng thì nên ướp muối trước khi chế biến để món ăn được ngấm gia vị.
Mì chính: Với các món canh, luộc, xào, nên nêm mì chính khi đồ ăn đã chín và đã tắt bếp.
Hạt nêm: Với món canh, luộc, xào, nên cho hạt nêm ở giai đoạn nước bắt đầu sôi, thực phẩm chuẩn bị chín. Với món kho, nướng, để thức ăn thấm và ngon thì nêm ở giai đoạn ướp gia vị.
Nước mắm: Với món canh, luộc, xào, nên nêm khi đồ ăn đã chín hoặc tắt bếp. Đối với món kho, nên nêm nước mắm vào giai đoạn ướp gia vị.
Đường: Nên nêm đường khi món canh đã chín hoặc tắt bếp. Với món kho thì nên ướp đường trước lúc chế biến. Với món nướng thì hạn chế cho đường vì dễ cháy khét.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Nhà kiểu này phải sửa ngay kẻo càng ở lâu càng mất lộc, gia đình lụn bại, con cháu khó phát triển
-
Thêm một nguyên liệu này, đậu xanh nhanh nhừ, mềm tơi, ngon khó cưỡng
-
Trồng cà pháo trắng muốt, sai trĩu quả, cực kỳ đơn giản, nhìn là muốn ăn
-
Vì sao người dân châu Âu thà chịu nóng còn hơn lắp điều hòa?
-
Cách làm sạch vết ố vàng, vết bẩn cứng đầu trên áo trắng chỉ bằng nguyên liệu nhà bếp, không hóa chất hại tay