Mua bán đất phải biết: Có 1 trường hợp không sang tên Sổ đỏ sớm sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng

( PHUNUTODAY ) - Theo khoản 1 Điều 195 Luật Đất đai năm 2013 quy định, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khắc gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của củ sở hữu.

Tại sao phải sang tên sổ đỏ?

Sang tên sổ đỏ là quá trình chuyển quyền sở hữu nhà, đất hoặc tài sản gắn liền với đất từ người này sang người khác như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hoặc các tình huống tương tự. Việc này quan trọng và rất cần thiết vì:

  • Chứng minh quyền sở hữu: Sổ đỏ là một dạng hồ sơ quan trọng chứng minh cho quyền sở hữu tài sản. Khi sang tên sổ đỏ bạn chính thức trở thành chủ sở hữu mới của tài sản đó và sổ đỏ sẽ là bằng chứng về quyền sở hữu của bạn.
  • Bảo vệ quyền lợi: Thực hiện sang tên sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên. Người mua có chứng nhận rằng tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người bán được xác nhận rằng họ không còn chịu trách nhiệm về tài sản đó nữa.
  • Tuân theo quy định pháp luật: Việc sang tên thường được thực hiện thông qua các quy trình pháp lý của pháp luật. Trong những trường hợp bắt buộc phải sang tên sổ đỏ khi mua bán, chuyển nhượng, tặng cho mà người dân không thực hiện khi pháp luật phát hiện mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng.
  • Thực hiện thuế và các yếu tố tài chính khác: Sang tên sổ đỏ có thể ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến thuế và các yếu tố tài chính khác. Việc đang ký sổ đỏ mới có thể gây ra biến đổi về thuế tài sản và các khoản phí liên quan khác.
  • Tránh những tranh chấp: Thực hiện sang sổ đỏ theo đúng quy định pháp luật khi có biến đổi nhà, đất sẽ giúp tránh được các tranh chấp hoặc xung đột về sau. Việc có một sổ đỏ hợp pháp sẽ giúp giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh hơn.

Sang tên sổ đỏ là một thủ tục quan trọng trong các giao dịch nhà, đất để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Chi phí sang tên sổ đỏ pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP, Thông tư 85/2019/TT-BTC, khi chuyển nhượng, tặng cho nhà đất các bên có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ theo quy định, cụ thể:

– Thuế thu nhập cá nhân

Sang tên khi mua bán nhà đất: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng.

Sang tên trong trường hợp tặng cho: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 10% giá trị nhà đất.

Theo quy định đây là khoản thuế do người bán phải nộp (vì người bán là người có thu nhập) nhưng hai bên có thể thảo thuận ai là người phải nộp khoản thuế này.

– Lệ phí trước bạ:

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP lệ phí trước bạ được tính như sau: Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ.

Mức thu lệ phí trước bạ với nhà, đất là 0.5%

Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất trong bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ (trường hợp mua bán trong hợp đồng cao hơn giá theo bảng giá đất thì tính theo giá ghi trong hợp đồng).

– Phí thẩm định hồ sơ khi sang tên sổ đỏ

Phí thẩm định hồ sơ do UBND cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành sẽ khác nhau.

Trên thực tế những khoản phí, lệ phí này thường dưới 100.000 đồng.

Trường hợp không sang tên sổ đỏ bị phạt 20 triệu đồng

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký biến động sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Tại khu vực nông thôn: Phạt từ 01 đến 03 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động. Phạt từ 02 đến 05 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.Tại khu vực đô thị: Xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất 10 triệu đồng cho mỗi lần vi phạm).

Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Theo đó mức phạt đối với tổ chức tại khu vực đô thị là 20 triệu đồng.

Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (người mua, người được tặng cho). Những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị phạt lên tới mức cao nhất 20 triệu đồng là mức phạt đối với tổ chức.

Tác giả: Mộc