Vậy mùa hè thì làm thế nào để duy trì sức khỏe trong tiết trời nóng bức?
Đông y cho rằng, mùa hè nên dưỡng "Tâm"
Theo trang Secretchina, mùa hẹ tượng trưng cho Hỏa. Màu đỏ là màu của Hỏa, tâm theo triết học phương Đông là hành hỏa trong Ngũ hành nên đồ ăn thuộc hỏa sẽ bổ tâm, bổ sung khí huyết. Vậy mới có câu món đỏ ăn hè để dưỡng tâm...
Khi nhiệt độ tăng vào mùa hè, chúng ta rất dễ bị kích thích, nóng giận và bực bội và điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến huyết áp. Thường xuyên ra ra vào vào phòng điều hòa cũng gây hại cho sức khỏe, chênh lệch nhiệt độ trong nhà-ngoài trời cũng đặc biệt tổn hại cho tim mạch.
Khái niệm "Tâm" của Đông và Tây y có nhiều chỗ bất đồng. Tâm (trái tim) của y học phương Tây chỉ nói về quả tim, còn tâm của Đông y thì bao gồm hai loại: thứ nhất là cơ quan trái tim và chức năng trong ngoài trái tim - với nhiệm vụ chủ trì vật chất trong cơ thể, thứ hai là trái tim tâm linh - chủ về tinh thần.
Theo quan điểm của Đông y, mùa hè thuộc hành hỏa và hỏa tính thông với tâm. Tính của hỏa là động và nó dễ khiến tâm phiền loạn, biểu hiện ra các triệu chứng là khát nước, tức ngực, đánh trống ngực, và mất ngủ. Bởi vậy mới nói mùa hè cần dưỡng tâm, bảo vệ tâm dương.
Theo sự tương ứng giữa ngũ tạng và ngũ sắc, tâm tương ứng với màu đỏ, vì vậy thực phẩm màu đỏ thường được sử dụng để dưỡng tâm vào mùa hè.
Mùa hè ăn các thực phẩm màu đỏ sau để dưỡng Tâm
Các món đỏ, theo ngũ hành và Đông y, khi đi vào tâm sẽ bổ sung khí huyết. Từ quan điểm của y học phương Tây, trái cây và rau quả màu đỏ chứa chất chống ôxy hóa phong phú như lycopene và anthocyanin, là những chất có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm có màu đỏ nên ăn nhiều hơn vào mùa hè:
1. Dưa hấu
Dưa hấu luôn được coi là một biện pháp phòng chống say nắng tốt với nhiều nước. Dưa hấu tính hàn và đi vào kinh tâm, dạ dày và bàng quang. Dưa hấu có tác dụng hạ nhiệt, giảm stress và giải khát, hạ huyết áp, lợi tiểu, và hạ khí.
Dưa hấu chứa nhiều lycopene, dưa hấu càng đỏ thì càng nhiều lycopene - một trong những chất tự nhiên có sức chống ôxy hóa mạnh nhất, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất cơ thể, chống lão hóa và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nghiên cứu hiện tại cho thấy nó cũng có tác dụng tích cực đối với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, Ngô Quốc Bân là giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc Tâm Y Đường lưu ý rằng: vào mùa hè năng lượng thân thể người có đặc điểm "Dương khí tại ngoại, âm khí tại nội", tức là dương khí ra bên ngoài, âm khí thu vào trong. Nếu ăn dưa hấu vào ban đêm, khi mà âm khí của cơ thể phát triển mạnh hơn, thì rất dễ bị tích hàn và thấp, làm thương tổn tiêu hóa và rất dễ bị nôn mửa và tiêu chảy vào nửa đêm.
2. Hồng táo (táo tàu đỏ)
Theo Đông y, hồng táo vị ngọt và ấm và có thể bổ tâm khí và làm dịu dạ dày và tiêu hóa mạnh. Ăn hồng táo thường xuyên rất tốt cho tâm.
Bác sĩ Đông Y Đỗ Mỹ Hiền tại Trung Quốc cho biết, hồng táo chủ yếu được sử dụng trong điều trị lâm sàng đối với chứng tiêu hóa kém, thiếu máu vàng da, mất ngủ do thiếu máu và mơ nhiều.
Đối với những phụ nữ bị thiếu máu do kỳ kinh ra quá nhiều, uống nước táo tàu thường xuyên có thể cải thiện tình trạng nhợt da và tay, chân lạnh.
Ngô Minh Châu là một bác sĩ Trung Quốc đã từng viết rằng ăn hồng táo có thể làm giãn mạch máu, tăng cường khả năng co bóp của cơ tim và có thể nhanh chóng làm tăng hàm lượng ôxy trong máu, do đó tăng cung cấp ôxy cho tim. Trong khi đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, nó cũng có thể cải thiện dinh dưỡng cơ tim.
3. Xích tiểu đậu
Các tiệm thuốc Đông y đều có Xích tiểu đậu, cũng được gọi là đậu đỏ, và chính xác hơn là hồng phạn đậu - trông giống như đậu đỏ, nhưng hơi nhỏ và dài hơn. Xích tiểu đậu đi vào kinh tâm và tiểu trường (ruột non).
Ăn nhiều thực phẩm này vào mùa hè có thể làm giảm cơn khát và nóng bức trong người. Đồng thời, nó có thể làm trừ thấp nên có tác dụng giảm mỡ máu, giảm cân, đặc biệt làm giảm phù với một số người bị phù sinh lý.
4. Quả anh đào (cherry)
Quả anh đào có vị ngọt và ấm, có thể được sử dụng làm thuốc. Theo cuốn "Danh Y biệt lục", quả anh đào điều trị người bị suy nhược, đại bổ nguyên khí, bổ máu, giữ ẩm và làm đẹp cho da. Quả anh đào có thể ăn sống, hoặc nếu sắc lên để uống thì có thể điều trị các chứng bệnh mệt mỏi, thiếu máu, chán ăn, mất ngủ và một số bệnh khác.
Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm nông nghiệp Canada (AAFC) tuyên bố rằng, quả anh đào là một trong những nguồn cung cấp chính hợp chất anthocyanin. Anthocyanin không chỉ có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm và chống ung thư mà còn có tác dụng khác nhau đối với mạch máu, tiểu cầu và lipoprotein và các nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Cà chua
Cà chua cũng chứa một hàm lượng lớn lycopene. Chuyên gia dinh dưỡng Trần Tiểu Vi chỉ ra rằng, lycopene trong cà chua xào chín dễ hấp thụ hơn so với ăn sống.
Trung y cũng cho rằng, cà chua tính hàn nên tốt nhất là nấu chín trước khi ăn. Những người tiêu hóa kém, cơ địa hàn (lòng bàn tay chân lạnh), hoặc khi gặp lạnh và bị ho, thì chúng ta không nên ăn quá nhiều cà chua sống.
***
Ngoài ra còn một số loại thực phẩm màu đỏ tốt cho sức khỏe khác bao gồm: cà rốt, táo đỏ, táo gai, hoa hồng, đậu đỏ, thịt bò và thịt cừu.
Tác giả: Dương Ngọc
-
5 loại thức uống từ các lá cây này giúp giải nhiệt, thanh lọc thải độc gan cực tốt cho mùa hè
-
7 loại thức uống ít calo nhất giúp giảm cân hiệu quả, cực tốt cho sức khỏe
-
10 lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp khi uống nước chanh mỗi ngày
-
6 thực phẩm đã nấu chín tuyệt đối không để qua đêm, nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe
-
Râu ngô (râu bắp) có nhiều công dụng tốt cho sức khiến bạn bất ngờ