1. Cây rau sam
Theo Đông y, rau sam hay còn gọi là Mã xỉ hiện có thể sử dụng cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ và thu, dùng tươi. Cây rau sam sẽ giúp sát trùng, tiêu viêm, trị giun kim, giun đũa; chữa lỵ trực khuẩn, bí tiểu tiện bằng cách dùng 250g cây tươi, phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ sắc uống. Bạn cũng có thể giã nát lá để đắp, giúp chữa đau vú, mụn nhọt, mụt chốc trên đầu...
2. Cây rau má
Trong Đông y, rau má hay còn gọi là Tích tuyết thảo, Liên tiền thảo cũng là loại cây thu hái quanh năm, có thể dùng tươi, phơi hoặc sấy khô. Rau má giã nát đắp ngoài có thể chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt...
Ngoài ra, rau má còn có thể chữa được các chứng sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, tiêu chảy… bằng cách dùng 30g cây tươi giã thêm nước hoặc sắc uống hàng ngày.
3. Rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau ăn sống có vị chua và mùi tanh. Theo Đông y, rau diếp cá có tác dụng trị viêm phế quản, giải độc, thanh nhiệt, trị mụn, làm đẹp da. Ngoài ra, rau diếp cá còn được sử dụng để chữa hen suyễn, phù nề, viêm đường tiết niệu, tiểu dắt, tiểu buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.
Lượng chất xơ dồi dào trong loại rau này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa hấp thu chất béo, đẩy mạnh quá trình phân tách độc tố rồi đào thải ra ngoài.
Ngoài ăn sống, bạn có thể dùng nước ép rau diếp cá để tăng cường trao đổi, chuyển hóa, đào thải cặn bã, độc tố, chất béo ra ngoài, đồng thời ức chế cơn thèm ăn, hạn chế lượng calo hấp thụ, giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên.
4. Lá mơ lông
Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng xen chát, tính mát, có mùi đặc trưng có thể là khó ngửi với nhiều người. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy trong loại lá này các thành phần như: Tinh dầu, protein, vitamin C, caroten và một số thành phần khác.
Lá mơ có những tác dụng như:
- Đông Y dùng lá mơ lông để sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, hoạt huyết, chữa đầy hơi, khó tiêu.
- Lá mơ lông chữa tiêu chảy, hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu, kiết lỵ.
- Loại rau gia vị này cũng có tác dụng trong việc giảm ho đờm, hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản.
- Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Nhờ đó, lá mơ có thể hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
- Các thành phần kháng viêm trong lá mơ đồng thời cũng có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị các tổn thương bên trong dạ dày.
- Từ xa xưa, bài thuốc dùng lá mơ lông giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, chữa viêm đại tràng, sa trực tràng… cũng đã được ông cha ta áp dụng.
- Alkaloid có trong lá mơ cũng có tác dụng giảm tác động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.Chữa viêm họng bằng lá mơ cũng khá an toàn và hiệu nghiệm.
Có nhiều mẹo dùng lá mơ chăm sóc sức khỏe và bài thuốc trị bệnh bằng lá mơ được lưu truyền từ xưa đến nay.
5. Cây sả
Cây sả hay còn gọi là Hương mao có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
Chỉ với 10-20g rễ và lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác sẽ chữa được cảm cúm hoặc sốt. Tinh dầu cây sả sẽ giúp chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém. Bạn có thể sử dụng 3-6 giọt tinh dầu sả uống với nước. Ngoài ra, tinh dầu sả còn có tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi...
6. Cây ngải cứu
Ngải cứu hay ngải diệp có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, họ cúc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau và có thể dùng trong châm cứu.
Ngải cứu có thể dùng toàn bộ cây, bỏ rễ. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu có rất nhiều công dụng như chống mỏi mệt, tốt cho não, giúp tinh thần tỉnh táo, làm nhẹ đầu sáng mắt, tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra còn có tác dụng trị mụn như: mụn cơm, mụn cóc, mụn trứng cá, mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy, bong gân và dưỡng da mặt rất tốt.
Khi kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam... có thể dùng 6-12g/ngày dạng sắc hoặc cao để chữa bệnh.