Muốn vượt qua khó khăn, cần làm 6 điều này

( PHUNUTODAY ) - Khi chúng là lâm vào cảnh khó khăn, chúng ta không thể nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, chỉ có chính bản thân chúng ta mới cứu được chúng ta. Vậy làm thế nào để vượt quá giai đoạn khó khăn này?

Theo Aboluowang, mỗi người chúng ta đều gặp phải những vấn đề khó khăn ở các mức độ khác nhau. Để đối diện và vượt qua khó khăn không phải là vận may, mà là những thói quen chúng ta tu dưỡng hàng ngày. Mấu chốt là nằm ở 6 điều dưới đây:

1. Khống chế cảm xúc của bản thân

Dưới góc nhìn tâm lý học, nếu chúng ta không kiểm soát được cảm xúc của mình, thì chúng ta sẽ bị nó khống chế và chi phối, tác động đến lý trí và đưa ra những quyết định sai lầm.

Lúc lâm nạn thực sự sẽ thấy được khả năng khống chế cảm xúc thật sự của một người. Giữ được bình tĩnh và không bị cảm xúc chi phối, chúng ta mới có thể nhìn ra điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu và làm thế nào để giải quyết một cách nhanh nhất.

Vì vậy, khi bị vây hãm trong mớ rắc rối, điều đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm soát cảm xúc của chính mình, để nội tâm thanh tĩnh, đầu óc tỉnh táo suy nghĩ vấn đề, sau cùng mới thực hiện mọi việc một cách bình tĩnh. Chỉ khi làm được điều này chúng ta mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình và làm chủ cuộc đời.

Ảnh minh họa

2. Đối mặt với những khó khăn

Thay vì trốn tránh nỗi đau buồn, bạn nên mạnh mẽ đối mặt với điều này thì mới có khả năng phục hồi. Hãy cố gắng tìm kiếm những điều tích cực khi phải đối mặt với nghịch cảnh.

Mọi người thường cho biết rằng các mối quan hệ được cải thiện, ý thức trở nên tốt hơn khi đối mặt với những khó khăn lớn.

3. Ứng biến linh hoạt

Khi làm bất kể việc gì, bạn cần biết cách ứng biến, muốn làm được thì cần phân tích vấn đề một cách cụ thể, không nên cố chấp bảo thủ, thoát ra khỏi lối suy nghĩ cố hữu mới có thể nhìn thấy toàn cảnh của vấn đề, có vậy thì mới có được bản lĩnh gặp núi mở đường, giải quyết nhanh nhất các vấn đề khó khăn.

Năng lực ứng biến linh hoạt của bản thân giúp cho một người có thể tìm ra con đường mới khi cùng đường chứ không phải là bó tay chịu trói. Nếu không thể ứng biến linh hoạt thì không chỉ lãng phí thời gian và sức lực mà còn làm nhiều công ít, đánh mất thời cơ tốt.

Một người có khả năng ứng biến linh hoạt cũng cho thấy được năng lực giải quyết vấn đề và giúp chúng ta có thể bước đi được xa hơn.

4. Tìm ra nguồn gốc của vấn đề

Nhiều khi gặp khó khăn trắc trở, chúng ta tỏ ra rất lúng túng không biết phải làm sao.

Kỳ thực, điều còn thiếu lúc này là không tìm ra được nguồn gốc của vấn đề, không biết phải bắt đầu xử lý từ đâu mới đúng, cho nên tư tưởng cứ bị hãm trong mâu thuẫn khó khăn khiến cho bản thân bị mất phương hướng.

Vì vậy, chỉ khi có thể xác định được nguồn gốc của vấn đề mới tìm ra được cách thức để đột phá, giải quyết triệt để vấn đề vướng mắc gặp phải.

Cho nên, để xác định đúng ngọn nguồn vấn đề, trước tiên chúng ta cần phân tích một số điểm mấu chốt, sau đó so sánh được và mất, xem cách thức đó có thể trợ giúp chúng ta giải quyết vấn đề hay không.

Điều này đòi hỏi khả năng quan sát nhạy bén, phán đoán một cách tỉnh táo, hành động nhanh chóng và quyết đoán mới có thể giải quyết được vấn đề khó khăn, giúp bản thân thoát khỏi khốn cảnh.

Sức mạnh chân chính của một người không dựa vào vận may mà dựa vào thực lực của bản thân để đạt được từng chút một những thứ mình muốn, giúp cho đường đời ngày càng rộng mở hơn.

5. Hãy lạc quan

Cách tốt nhất để phục hồi đó là thay đổi lối suy nghĩ từ tiêu cực sang những suy nghĩ tích cực hơn về tương lai. Đừng chôn chân một chỗ và cho rằng bản thân không thể vượt qua những khủng hoảng đó mà hãy nghĩ rằng không có gì mà bản thân không vượt qua được.

Mặc dù không thể thay đổi sự thật rằng sẽ luôn có những sự kiện gây ra căng thẳng, nhưng bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình với khủng hoảng đó.

6. Hãy kiên quyết

Khi suy nghĩ về những định hướng tương lai, hãy bắt tay vào thực hiện ngay thay vì chỉ ngồi hi vọng hay mong chờ vận may đến và mọi thứ sẽ ổn hay tốt đẹp lên.

Nếu bạn không giỏi việc này, hãy đọc thêm về những cách giúp cải thiện hoặc nhờ một người bạn đáng tin cậy giúp đỡ. Không đưa ra quyết định bản thân nó đã là một quyết định.

Khi bạn chấp nhận thay đổi bản thân, đó đã là một dấu mốc rút ngắn khoảng cách giữa bạn và thành công. Thay đổi là một phần của cuộc sống. Mục tiêu của bạn là đối phó một cách hiệu quả thay vì né tránh mất mát hoặc đau đớn.

Tác giả: Dương Ngọc