Nghe người xưa giải thích, vì sao sau kết hôn con gái phải về nhà chồng sống?

( PHUNUTODAY ) - Có rất nhiều người thắc mắc, đặc biệt là chị em. Tại sao đẻ con gái nuôi dạy lớn khôn lại gả đến một nơi hoàn toàn xa lạ để chăm sóc gia đình nhà chồng, trong khi đó cha mẹ dứt ruột đẻ ra mình thì lại không? Cảm thấy trời đất không công bằng với những cha mẹ sinh ra con gái.

 Nhưng từ xa xưa nữ nhân lấy chồng sẽ đến nhà nam nhân ở cùng bố mẹ chồng, từ bá tánh bình thường đến con gái của Hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Trong văn hóa Trung Hoa, Phục Hy là một hình tượng lớn và nổi tiếng, vì người Trung Hoa cho rằng Phục Hy là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú.

Theo quan niệm cổ của người Trung Hoa, Phục Hy lại là anh trai của Nữ Oa Thánh nhân.

Vậy hãy cùng đọc những tranh luận dưới đây của Nữ Oa Nương Nương lý giải với Phục Hy, vì sao con gái sau khi kết hôn phải về nhà chồng?

Phục Hy đã từng nói: “Đôi nam nữ kết thành phu thê, là nền tảng của gia đình, rời khỏi nơi ở hiện tại để cùng xây dựng một ngôi nhà, như vậy chẳng phải là tốt sao? Cần gì cứ phải nữ đến nhà nam, đàn ông cưới vợ, khiến cho đàn bà bị nghi ngờ là lệ thuộc vào đàn ông chứ?”.

phuc y và nu oa

Phục Hy

Nữ Oa đã giải thích: “Về đạo lý này, muội cũng nghĩ tới rồi. Điều này thực cũng tốt, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Bởi vì có phu thê thì sẽ có phụ tử, làm phụ mẫu, cha mẹ vất vả nuôi con trưởng thành, nam tử nữ tử tìm được người như ý, sau khi kết hôn lại chuyển ra ngoài sống cuộc sống hạnh phúc của họ và để lại đôi vợ chồng già ở lại nhà, cô đơn tịch mịch, quả là thê thảm đó. Vả lại, nếu một trong hai người chết đi, trong căn nhà đó chỉ còn lại một người, huynh nghĩ xem người còn lại sẽ sống tiếp như thế nào?

Huống hồ, một người khi về già thì không thể tránh khỏi bị điếc, mù, đi lại khó khăn hoặc mắc một số bệnh tật, tất cả đều phụ thuộc vào con cháu ở bên trông nom chăm sóc. Giả sử các con đều ra ngoài chăm lo hạnh phúc riêng của mình, vậy khi cha mẹ ốm đau thì giao cho ai sẽ trông nom? Nói tới đạo lý đền đáp công ơn, khi còn nhỏ, bé trai và bé gái không thể tự nuôi thân, toàn dựa vào cha mẹ chăm sóc, vậy thì khi cha mẹ già yếu, không thể tự lo cho bản thân, đương nhiên là phải dựa vào con cái phụng dưỡng rồi. Đây là việc thiên kinh địa nghĩa, há lại có thể chuyển đi nơi khác ở, bỏ mặc cha mẹ không quản ư!”.

phuc y và nu oa 1

Nữ Oa thánh nhân

Phục Hy lại hỏi: “Nếu theo như lời muội nói, con gái hẳn là nên phụng sự phụ thân và phụng dưỡng phụ mẫu, đây là việc tốt. Thế nhưng, con gái lại gả đến nhà trai thì cha mẹ của nàng ai sẽ đến để phụng sự phụng dưỡng đây? Lẽ nào con gái đều không do cha mẹ sinh ra?”.

Nữ Oa thị đáp: “Muội nghĩ đến cách thức này quả thực cũng là bất đắc dĩ. Bởi vì việc gì cũng có hai mặt không thể chu toàn hết, không còn cách nào tốt hơn cho nên trước tiên cần thực hiện tốt một phương diện đã. Sở dĩ chọn cách này là bởi nó có lợi hơn cho cả đôi bên và giảm nhẹ thiệt hại. Huống hồ, nếu theo biện pháp của muội mà thực hiện thì cũng không phải là không có cách khắc phục. Bởi vì cha mẹ của người nữ có thể còn có con trai. Nếu như có con trai thì dù con gái có đi lấy chồng thì đã có con trai ở nhà chăm sóc cha mẹ rồi, lo gì không người trông nom chứ.

Nếu như nhà người nữ không có con trai thì người nam có thể ở rể trong nhà nữ tử mà, không đem con gái gả tới nhà người khác ở, cũng có thể nữ tử sẽ dẫn theo cha mẹ tới nhà chồng ở, hoặc nhận con nuôi. Đây đều là biện pháp bổ sung cho sự khuyết thiếu, tuy nhiên đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt mà thôi”.

Theo đạo lý, con cái khi lớn lên phải phụng dưỡng và báo đáp ơn sinh thành và công dưỡng dục của cha mẹ, nếu con gái xuất giá thì ai sẽ đảm nhiệm vai trò này? Đây là điều khó giải quyết nhất, điều này được Nữ Oa Nương Nương lý giải thế nào?

Cách lý giải và giải quyết vấn đề của Nữ Oa rất chu toàn. Vợ chồng kết hôn sẽ sinh con, nếu không ở những hoàn cảnh quá đặc biệt thì sẽ có cả con trai và con gái, gả con gái đi nhưng sẽ cưới con dâu về, như thế xã hội sẽ ở trong trạng thái vận động tuần hoàn lành mạnh. Mỗi người sẽ có cả dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại, không để các bậc cha mẹ về già phải sống trong cảnh cô đơn. Trong trường hợp đặc biệt thì nam có thể ở rể, điều này trước đây các cụ vẫn làm như vậy.

Thông quan tìm hiểu những quy tắc hôn nhân do Thần định cho con người, dựa trên những đặc trưng của người nam, người nữ và trách nhiệm của con với cha mẹ, thì những khúc mắc xưa nay chưa từng được giải đáp cũng được đả khai.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn