Đối tượng áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên là ai?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, chế độ nâng bậc lương thường xuyên áp dụng với 4 nhóm đối tượng:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn (cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;
(3) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP
(4) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP
Lưu ý: Các đối tượng không áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV có nêu:
Phạm vi và đối tượng
2. Đối tượng không áp dụng:
- a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
- b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP .
- c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Theo đó, viên chức sẽ được nâng bậc lương thường xuyên khi đáp ứng 2 tiêu chí là hoàn thành nhiệm vụ trở lên theo đánh giá của cấp có thẩm quyền và không vi phạm kỷ luật một trong những hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Ngoài ra, thời gian tập sự của viên chức không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Các mức trợ cấp của người cao tuổi: Bao nhiêu tuổi thì được nhận trợ cấp?
-
5 cách nhận biết cuộc gọi video lừa đảo nhanh và chính xác 100%: Ai cũng cần biết rõ
-
Phi công tiết lộ: "4 cái sợ và 1 cái thích nhất" khi lái máy bay, là những gì?
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài cá từng nằm trong sách đỏ, cho ăn rau xanh, bán lãi 200 triệu đồng/năm
-
Trước tháng 11/2023: 2 đối tượng này nhất định phải đổi Giấy phép lái xe, nếu không muốn CSGT phạt nặng