Nấu ăn kiểu này khiến cả nhà đối mặt với ung thư quá nhiều người mắc mà chẳng hay

( PHUNUTODAY ) - Nấu ăn kiểu này khiến cả nhà đối mặt với ung thư quá nhiều người mắc mà chẳng hay - cần bỏ ngay.

 

Nêm nhiều muối

Muối làm tăng hương vị cho món ăn song ăn mặn gây hại trực tiếp tới cơ thể. Các chuyên gia thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NIC) cho hay, khẩu phần ăn uống có quá nhiều muối chính là thủ phạm khiến dễ mắc ung thư dạ dày bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây u xơ.

Nấu tỏi quá sớm

Hầu hết công thức nấu ăn đều khuyên bạn nên cho tỏi vào cuối cùng hoặc bỏ vào món ăn sau khi nấu xong khoảng 2-3 phút. Tỏi chứa ít nước hơn mọi thực phẩm khác.

Rửa gà dưới vòi nước

Đây là một sai lầm của những người nấu ăn vì quá trình rửa không những làm lây lan vi khuẩn sang các vật dụng xung quanh bếp mà cũng không thể loại bỏ vi khuẩn khỏi thịt gà.

Tốt nhất, hãy ướp gà trong hỗn hợp dầu và giấm cùng với các loại gia vị và thảo dược. Cách này sẽ làm giảm các hợp chất có nguy cơ gây ung thư trong quá trình nướng thịt, có tên là heterocyclic amines (HCA). Để đảm bảo an toàn hãy ướp gà trong tủ lạnh. Nếu ngâm gà trong nước sốt có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác

Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại. Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư. Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.

Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

Tái sử dụng dầu ăn là thói quen tiết kiệm của không ít chị em nội trợ. Khi đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học trong dầu nhanh chóng thay đổi.

Cụ thể, các loại vitamin A, E và một số dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, xuất hiện các độc tố như aldehyde, fatty acid oxide. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tăng nguy cơ ung thư…

 

Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi

Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội. Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.

Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.

Tác giả: Ngọc Lê