Tôm là loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình. Thịt tôm mềm, ngọt, dễ tiêu hóa, đặc biệt rất giàu dinh dưỡng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, tôm chỉ thật sự bổ dưỡng khi được tiêu thụ khi còn tươi. Do đó, khi ra chợ mua tôm nên tránh 4 loại tôm có dấu hiệu dưới đây, dù có giá rẻ đến mấy cũng tránh xa.
1. Đầu tôm tách ra khỏi thân
Khi ra chợ mua tôm, chuyên gia khuyên nên quan sát kỹ phần đầu tôm có bị tách ra khỏi thân không. Một con tôm tươi khỏe mạnh thì phần đầu sẽ dính chắc vào thân, ngược lại nếu thấy phần đầu bong ra thì nghĩa là tôm đã chết lâu, thịt đã bở.
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày, ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
2. Vỏ tôm nhớt, sờ vào dính tay
Tôm tươi sẽ có vỏ ngoài sáng bóng, sạch, sờ vào không dính tay. Nhưng nếu tôm để lâu hoặc sắp chết thì sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, nhầy, không thể rửa sạch. Ngoài ra, những con tôm hỏng sẽ bị uốn cong thành hình tròn, chứ không thể duỗi thẳng như tôm tươi. Tôm có dấu hiệu như vậy thường đã bị để quá lâu, không còn tươi vì vậy không nên mua về ăn.
3. Phần đuôi tôm bị tòe ra, thân tôm phình to
Để thủy hải sản được tươi lâu và đáng giá hơn, nhiều người bán đã bất chấp sức khỏe của người ăn, sử dụng các chất bảo quản bơm vào thân tôm hoặc bơm tạp chất để tăng trọng lượng cho tôm. Khi bị bơm tạp chất, đuôi tôm thường tòe ra, thân phình to bất thường, bóng mượt, nặng cân hơn.
4. Tôm có mùi tanh nồng, chân tôm đã rơi rụng
Tôm biển vốn có mùi tanh đặc trưng, tuy nhiên nếu mùi tanh này nồng hơn thì tôm đã bị ôi thiu. Vì thế, hi mua dù là tôm tươi hay đông lạnh, bạn cần cầm lên và ngửi, nếu không có mùi lạ thì mới chọn.
Ngoài ra, những con tôm đã bị rơi rụng hết phần chân, chân chuyển sang màu đen thì tốt nhất không nên mua về ăn vì đây là dấu hiệu cho thấy tôm đã chết từ lâu. Sau khi tôm chết, vi khuẩn sẽ sản sinh rất nhanh và gây ra mùi hôi tanh, tiêu thụ những thực phẩm kém tươi ngon như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
Đại kỵ khi ăn tôm cần nhớ để không gây hại cho sức khỏe
- Ăn nhiều tôm trong một lúc
Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.
- Ăn tôm sống
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán. Trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
- Mắc bệnh gút vẫn ăn tôm
Nhóm người mắc bệnh gút không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Không nấu quá lâu
Dù tôm đem chiên, nướng hay hấp luộc thì bạn cũng tuyệt đối đừng nấu quá lâu. Thời gian chế biến dài sẽ khiến tôm bị dai, thịt bã, mất đi vị ngọt thơm ban đầu. Với món tôm hấp thì chỉ nên để khoảng 10 phút là vớt ra, như thế thịt tôm sẽ thơm ngọt và không bị khô bã.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Loại rau nhiều người chê nhưng được ví bổ như nhân sâm
-
4 dấu hiệu khi đi bộ chứng tỏ sức khỏe của bạn đang không tốt: Ai không có rất đáng chúc mừng
-
Nhân viên tiết lộ 7 món đồ ở siêu thị dù giảm giá cũng chớ nên mua, đặc biệt là món đầu tiên
-
Mùa hè, chớ nên đóng kín cửa bật điều hòa: Đây mới là cách dùng thoải mái không lo tốn điện, không hại người
-
3 nơi nguy hiểm nhất tuyệt đối không được để điện thoại di động: Đặc biệt vị trí số 2 nhiều người mắc phải