Đối với bệnh nhân Covid-19, tiểu đường là một yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Có một thực tế là những người mắc tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bao gồm cả cúm và các biến chứng liên quan đến viêm phổi thứ phát. Bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm đáp ứng miễn dịch bao gồm suy giảm chức năng đại thực bào, suy giảm chức năng tế bào T và các cytokine miễn dịch. Kiểm soát đường huyết kém làm suy yếu phản ứng miễn dịch với virus và làm tăng nhiễm khuẩn thứ phát ở phổi.
Ngay cả khi được điều trị khỏi Covid-19, bệnh nhân cũng bị suy giảm sức khỏe. Lúc này hệ tiêu hóa và các cơ quan hô hấp của người bệnh suy yếu nên dễ mệt mỏi, chán ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng. Chính vì vậy mà người từng mắc Covid-19 cần chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp để hồi phục sức khỏe.
Hạn chế thức ăn hàm lượng đường cao
Nên hạn chế đường đơn, đường đôi và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt, nước hoa quả ép,… Thay vào đó nên sử dụng các loại glucid (chất đường bột) phức hợp dưới dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt, xay xát dối, các loại hạt, rau và củ. Đồng thời đảm bảo tỉ lệ năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50-60% tổn số năng lượng của suất ăn hoặc trong ngày.
Phối hợp đa dạng thực phẩm
Suất ăn nên có tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu đỗ, đậu phụ,… Nên sử dụng cả mỡ động vật và dầu thực vật với tỉ lên cân đối.
Người mới khỏi bệnh nên sử dụng protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol như tim, gan, óc, lòng. Nên ăn 2-3 bữa cá/tuần, 2-3 quả trứng/tuần, uống 1-2 cốc sữa cho người bệnh đái tháo đường.
Ưu tiên chất béo chưa bão hòa
Nên sử dụng chất béo chưa bão hòa bởi chúng tốt hơn cho sức khỏe. Giảm chất béo bão hòa vì acid béo bão hòa dễ gây xơ vữa động mạch. Hạn chế sử dụng mỡ, bơ, nên ăn các acid béo chưa bão hòa có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, đậu nành, mè,…
Tăng cường rau, củ, quả và nước
Các loại hoa quả giàu vitamin A, C, D, E,… và khoáng chất sắt, kẽm, chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời rau xanh cũng giúp hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón.
Người bệnh Covid-19 thường bị mất nước và chất điện giải do tình trạng sốt, viêm phổi và nhiễm trùng nên cần tăng bù nước giúp cơ thể mau phục hồi.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Nhìn thấy 4 dấu hiệu này trên bàn tay biết ngay mắc bệnh tiểu đường, cần đi khám gấp
-
Nguyên tắc 3 tránh, 2 làm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu
-
3 dấu hiệu ở tay chứng tỏ đường huyết của bạn đang vượt quá ngưỡng cho phép
-
Không phải cứ ăn ngọt mới bị tiểu đường, 5 thực phẩm 'nhạt toẹt' này vẫn khiến đường huyết tăng vọt
-
Ai cũng nghĩ tiểu đường là do ăn ngọt, nhưng có 4 món không ngọt khiến đường huyết tăng cao đột biến hơn