Người đàn ông đột quỵ ngay sau khi tắm: 6 dấu hiệu nguy hiểm tính mạng, nhiều người nhầm lẫn và "không qua khỏi"

( PHUNUTODAY ) - Việc nhận biết bị đột quỵ càng sớm thì việc chữa trị có thể giúp hồi phục cao và tỉ lệ tử vong thấp.

Người đàn ông đột quỵ ngay sau khi tắm

Cách đây không lâu, hồi tháng 5/2021, Khoa Cấp cứu - Bệnh biện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân C.T.M, 43 tuổi chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Nguyên Bình trong tình trạng bất tỉnh, da tím tái, mạch yếu.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử khoẻ mạnh, do công việc bận rộn, thường xuyên thức khuy nên khoảng 0 giờ ngày 27/5, bệnh nhân có đi tắm, trong lúc đang tắm xuất hiện đau đầu, liệt 1/2 người phải và bất tỉnh.

Được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện và được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện tỉnh.

Sau khi thăm khám, làm các kỹ thuật cấp cứu, các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn/Tai biến mạch máu não.

Được các y bác sỹ khẩn trương hồi sức cấp cứu tích cực, sau 20 phút bệnh nhân có tim đập rời rạc, tình trạng nặng nề, tiên lượng rất xấu gia đình xin đưa bệnh nhân về.

Đột quỵ nguy hiểm thế nào?

Ts Carolyn Brockington - GĐ Trung tâm đột quỵ Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ) cũng cảnh báo rằng, bệnh đột quỵ thật sự nguy hiểm, có thể qua đời rất nhanh và có thể để lại nhiều di chứng nếu như giữ được mạng sống. Việc nhiều người bệnh không chịu thừa nhận và chần chừ, chờ xem liệu các triệu chứng có biến mất không, rồi mới gọi cấp cứu, sẽ khiến cho việc cấp cứu bị trì hoãn là điều rất nguy hiểm.

Theo chuyên gia thì trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não sẽ bị mất đi khoảng 1,9 triệu tế bào. Như vậy, nếu như đột quỵ không được cấp cứu kịp thời, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với 3,5 năm. Hơn nữa, cơn đột quỵ kéo dài càng lâu thì nguy cơ bị khó nói, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi lâu dài sẽ càng lớn.

Nói về căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP HCM cũng cho biết, tổn thương não do đột quỵ có thể được giảm thiểu nếu được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, các dấu hiệu đột quỵ thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc nhận biết bị đột quỵ càng sớm, việc chữa trị sẽ càng giảm thiểu thiệt hại và tỷ lệ hồi phục cao.

Bởi vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào dưới đây sau khi tắm, các mẹ hãy ngay lập nhờ người giúp đỡ hoặc gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt nha:

Dấu hiệu bị xây xẩm, choáng váng

Nếu bạn đột nhiên thấy mặt mày xây xẩm, vấp ngã, không thể đứng thẳng, hoặc bị chóng mặt sau khi tắm thì đây là biểu hiện của đột quỵ. Lúc này không được chần chừ mà hãy nhờ người giúp đỡ hoặc gọi cấp cứu ngay. Bởi đây có thể là do sự giảm lưu lượng máu đến não.

Dấu hiệu bị mờ mắt

Sau khi tắm mà bạn cảm thấy thị lực đột ngột giảm, hoa mắt, nhìn 1 hóa 2, mờ dần cả hai hoặc một mắt. Biểu hiện này không rõ rệt nên người bên cạnh khó có thể nhận ra. Chính vì vậy, người bệnh nên yêu cầu người xung quanh đưa đi cấp cứu ngay khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng này.

Dấu hiệu qua giọng nói

Tắm xong mà bạn bỗng dưng nói ngọng bất thường, miệng mở khó, môi lưỡi tê cứng, cố gắng lắm mới có thể nói được thì hãy chú ý dấu hiệu của đột quỵ.

Dấu hiệu bị mất ý thức

Sau khi tắm mà bạn đột nhiên cảm thấy rối loạn trí nhớ, cảm giác mơ hồ, không nhận thức được, không thể diễn đạt được ý tưởng, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ ra đúng từ để nói, thì đây là dấu hiệu phổ biến của đột quỵ.

Điều này là do một phần của bộ não không hoạt động tốt, khiến cho suy yếu nhận thức và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân đột quỵ.

Dấu hiệu bị đau nửa đầu

Tắm xong người bệnh cảm thấy đau nửa đầu thì đó có thể là một cơn đột quỵ. Điều này là do lưu lượng máu đến não bị chặn hoặc bị cắt đứt bởi sự tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể gây ra những tổn thương và dẫn đến cơn đau nửa đầu đột ngột hoặc đau cả vùng đầu.

Dấu hiệu ở tay chân

Sau khi tắm mà bạn cảm thấy tay chân đột nhiên bị, khó cử động, không thể tự nhấc lên được, đi lại khó khăn thì đây là dấu hiệu đột quỵ.

Thời điểm tránh tắm nếu không muốn đột tử

Sau khi tập thể dục

Khi bạn tập thể dục, tim đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các cơ. Vì vậy, trước khi tập bạn cần khởi động làm nóng cơ thể, và sau khi tập bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi chứ đừng vội vàng đi tắm.

Sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Nếu bạn tắm ngay, máu sẽ không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ.

Lúc này có thể bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Khi cơ thể mệt mỏi

Việc tắm khi đang kiệt sức sẽ không khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Khi mệt mỏi, cơ thể khó điều hòa thân nhiệt, dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí có thể thiệt mạng. Việc nghỉ ngơi lấy lại sức sau đó mới tắm là ý kiến đúng đắn.

Sau khi đi ngoài nắng

Thời tiết nóng khiến nhiều người vừa về đến nhà đã nghĩ ngay tới việc nên đi tắm. Tuy nhiên, khi cơ thể đang toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mồ hôi không thoát được ra ngoài, từ đó làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh.

Lời khuyên cho những ai vừa có khoảng thời gian khá lâu ngoài trời là nên đợi khoảng nửa tiếng để mồ hôi khô sau đó đi tắm.

Sau khi ăn quá no hoặc bụng quá đói

Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Bởi tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói, lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Thời điểm thích hợp nhất là nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.

Tắm đêm khuya

Trong khoảng thời gian sau 22 giờ đêm, con người sẽ dễ gặp các chứng bệnh như đau đầu, mỏi cổ, vai gáy, đau tay chân, khó cử động. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tai biến, đột quỵ và thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với người trẻ, việc tắm đêm dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Với người già, do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, huyết áp cao, nên khi tắm thời điểm đêm muộn rất dễ bị đột quỵ.

Đặc biệt với người có tiền sử bị bệnh huyết áp, rối loạn tiền đình, tắm đêm bằng nước nóng sẽ làm tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm, nên người mắc bệnh huyết áp cần tuyệt đối không được tắm đêm.

Nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên tắm muộn, vì sẽ dễ làm trầm trọng hơn triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu.

Tác giả: Vũ Ngọc